Tình trạng dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của học sinh chúng mình. Bằng chứng lại chúng mình phải nghỉ học và tự học tại nhà.
Nhưng vấn đề tự học tại nhà lại là một vấn đề khá nan giải và không đem lại hiệu quả cao. Các bạn có biết vì sao không? Bởi vì có hàng tỉ thứ chi phối, tuy nhiên để dễ hình dung, Kiến sẽ chia thành 2 loại tác nhân: tác nhân khách quan và tác nhân chủ quan
Tìm hiểu các tác nhân khách quan:
Là những điều diễn ra xung quanh chúng mình như nhạc, tiếng ồn từ hàng xóm…Các bạn thử nghĩ đi làm sao mà mình có thể tập trung học khi hết người này đi ra đến người kia đi vô, sai đi mua cái này, sai đi làm cái kia; rồi đám em trong nhà cứ la hét ầm ầm. Chưa kể hàng xóm ca bài ca “lá me bay” từ sáng đến tối mà lá me vẫn bay hoài không hết.
Nhưng mà đã là gì đâu bởi vì còn một thứ ghê hơn, là xì mạc phôn đó các bạn. Đang ngồi học mà ting..ting: tin nhắn của cờ rớt ha là sau đó…làm gì còn có sau đó nữa.
Tìm hiểu các tác nhân chủ quan:
Các tác nhân chủ quan là các tác nhân do chính bản thân mình nè các bạn. Lúc bắt đầu ai cũng x1000 lần quyết tâm sẽ học thật chăm chỉ nhưng sự thật ra sao thì ai cũng biết rồi đó…
Việc học ở nhà khiến mình cảm thấy rất thoải mái, nhưng cũng chính vì sự tự do thoải mái đó sẽ khiến mình không có kỉ luật, không có kế hoạch và thời khóa biểu học cụ thể và chính bản thân cũng không có đủ quyết tâm để học luôn.
Vậy nên, để việc học ở nhà hiệu quả hơn, Kiến Guru sẽ chia sẻ đến các bạn 8 tips học tập sau đây
Xem thêm: Top 4 vấn đề nổi bật xoay quanh việc học giỏi tiếng Anh
8 bí kíp tự học ở nhà đảm bảo mang lại hiệu quả:
1. Chú ý trang phục phù hợp, đẹp
Ngồi học mà mặc y nguyên bộ đồ ngủ, tóc tai bù xù thì chỉ khiến mình lười học hơn thôi. Nên bí quyết của Kiến là hãy dậy sớm, đánh răng, rửa mặt, chải tóc tai gọn gàng và chọn một bộ đồ đẹp mà mình hay mặc ra ngoài được hoặc mặc đi học thêm. Việc này sẽ khiến bạn luôn cảm thấy bản thân như đang đi học, lúc nào cũng tỉnh táo và quan trọng là luôn thấy bản thân mình thật xinh đẹp
2. Đảm bảo không gian học lý tưởng
Việc có được một góc học tập, một không gian học tập riêng cho mình sẽ giúp bạn có được sự hứng thú, khả năng tư duy, sáng tạo, thoải mái để có thể tự học ở nhà một cách tốt nhất.
Một góc bàn sạch sẽ, gọn gàng sẽ là nơi học tập lý tưởng.
Địa điểm lý tưởng giúp bạn có được góc học tập như ý cần đảm bảo đủ yếu tố sau “ánh sáng, khí trời thiên nhiên”. Vì ánh sáng khí trời thiên nhiên bao giờ cũng tốt hơn ánh sáng của chiếc đèn bàn cùng luồng gió phát ra từ quạt điện. Tùy theo tính cách cá nhân, bạn có thể trang trí góc học tập theo ý thích của mình.
Bạn có thể sắm cho mình một vài vật dụng dễ thương nhằm giúp cho góc học tập của bạn sinh động, ngoài ra bạn nên sắm cho mình thêm một chiếc đàn bàn nữa nhé, vì ánh sáng đèn bàn giúp bạn gia tăng khả năng tập trung lắm đấy. Có thể nói góc học tập là một trong những yếu tố giúp bạn có được sự hứng thú, thoải mái cũng như góp phần quyết định trong việc tạo hứng thú cho việc tự học ở nhà của bạn.
Bạn nên gỡ bỏ những vật dụng trang trí không cần thiết trong phòng riêng của mình để tránh rối mắt, nóng nực hơn trong những ngày hè tới.
Đặc biệt là góc học tập, dù có hâm mộ anh chàng, cô nàng ca sĩ nào đó “đáng yêu chết đi được”, nhưng hãy gỡ bỏ ảnh của họ xuống và dán vào những chỗ khác. Bởi biết đâu, nụ cười “mê hoặc” của anh ấy sẽ làm cho đầu óc bạn toàn “sao với mây” mà quên đi những con số, những công thức đang cần tháo gỡ.
3. Tránh bị làm phiền bởi người ngoài
Dù bạn là người thích ồn hay không thì cũng không thể nào tập trung khi cứ 5-10 phút lại có người réo gọi tên mình.
Vậy nên, trước khi bắt đầu ngôi vào bàn học, các bạn hãy viết một tờ giấy hay một cái bảng treo ngoài cửa với nội dung:
“Con đang trong giờ học, đừng vào nhé ạ!”.
Sẽ không ai làm phiền bạn khi không thật cần thiết đâu.
4. Thực hiện To-do-list mỗi ngày
To-do list là một danh sách công việc bạn cần hoàn thành, thường được sắp xếp dựa theo mức độ ưu tiên.
To-do list cũng có thể là một kế hoạch mà bạn xây dựng để đạt được mục đích của bạn mà bạn muốn. Đây là một phương pháp giúp bạn quản lý công việc và thời gian vô cùng hiệu quả.
To-do-list giúp bạn:
To-do list sẽ giúp bạn quản lý và tìm ra phương pháp để hoàn thành công việc. Khi thực hiện To-do list sẽ hỗ trợ bạn trong việc chia nhỏ dự án hoặc kế hoạch thành những nhiệm vụ nhỏ để dễ dàng thực hiện hơn.
Thông qua To-do list, bạn có thể dễ dàng xem được những nhiệm vụ của mình và mức độ ưu tiên của nó dựa theo thứ tự thời gian hoặc những biểu tượng, note chú thích bên cạnh chúng. Từ đó bạn có thể quản lý nhiệm vụ của mình một cách tốt hơn.
Việc viết nhiệm vụ vào To-do list sẽ làm bạn có thêm cam kết và trách nhiệm để hoàn thành công việc. Sắp xếp công việc trong To-do list cũng giúp bạn tạo cho mình một kế hoạch để hoàn thành mục tiêu.
Rất khó để tính toán chính xác thời gian hoàn thành một nhiệm vụ, nó có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn so với thời gian bạn đã hoạch định trước, thậm chí một vài nhiệm vụ có thể bị huỷ. To-do list có thể dễ dàng thay thế, di chuyển các nhiệm vụ để bạn có thể sử dụng tối đa thời gian mà mình có hoặc điều chỉnh những nhiệm vụ về theo đúng kế hoạch mà mình đã lập.
Cảm giác khi hoàn thành một nhiệm vụ trong danh sách và đánh dấu hoàn thành sẽ cho bạn cảm giác đang kiểm soát được mọi việc, và nó cũng cho bạn động lực để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
Khi bạn nhìn thấy một hoặc vài việc trong danh sách của mình đã hoàn thành sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Ngoài ra, việc kiểm soát được tiến độ công việc cũng giúp bạn giảm bớt căng thẳng.
Xem thêm: “Nỗi sợ từ vựng tiếng Anh” sẽ biến mất chỉ với 5 cách sau đây
5. Hạn chế tối đa sử dụng điện thoại
Theo một nghiên cứu, sinh viên đại học có thể dành 8 – 10 giờ mỗi ngày với chiếc điện thoại. Theo dõi thời gian sử dụng điện thoại chẳng hạn như bằng cách tổng kết số lần mà bạn kiểm tra điện thoại trong một giờ có thể tăng cường khả năng nhận thức vấn đề. Nếu bạn nhận biết rõ mức độ của vấn đề, bạn có thể bắt đầu xác định mục tiêu và giải pháp để đối phó.
Hạn chế sử dụng điện thoại trong một vài thời điểm cố định trong ngày. Bạn có thể đặt chuông báo giờ điện thoại để thông báo khi bạn sử dụng hết thời lượng tối đa cho phép. Ví dụ, bạn có thể cho phép bản thân sử dụng điện thoại từ 6 – 7 giờ tối. Bạn cũng có thể thiết lập thời gian nghiên cấm sử dụng điện thoại cụ thể, chẳng hạn như khi bạn đang đi học hoặc đi làm
Tự thưởng cho bản thân mỗi khi bạn có thể giảm thiểu thời lượng sử dụng điện thoại. Khái niệm này được gọi là tự củng cố tích cực và được sử dụng trong trị liệu để hướng dẫn một người nào đó thực hiện hành vi tích cực thông qua hệ thống phần thưởng. Ví dụ, nếu bạn hoàn thành mục tiêu thời gian mà bạn đã đề ra cho quá trình sử dụng điện thoại, bạn có thể tự thưởng cho bản thân loại thức ăn mà bạn yêu thích, một vật dụng mới, hoặc một hoạt động nào đó.
Bắt đầu chậm rãi. Thay vì ngay lập tức ngừng sử dụng điện thoại hoàn toàn (hành động này có thể kích động sự lo lắng), bạn nên bắt đầu bằng cách giảm dần lượng thời gian mà bạn dành để kiểm tra điện thoại. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng cách hạn chế số lần sử dụng điện thoại thành 1 lần trong 30 phút, sau đó là trong 2 giờ, v.v.
Cất điện thoại của bạn ở nơi khác. Bạn nên cất điện thoại của bạn tại nơi mà bạn không thể trông thấy nó. Thiết lập chế độ yên lặng cho điện thoại khi bạn đang đi làm, đang đi học hoặc đang có mặt tại bất kỳ một nơi nào khác để nó không làm bạn phân tâm
Nghỉ sử dụng điện thoại. Bạn có thể loại bỏ hoàn toàn chiếc điện thoại khỏi cuộc sống của bạn trong một khoảng thời gian ngắn chẳng hạn như cuối tuần.
Thay đổi cách suy nghĩ về điện thoại di động. Thay đổi cách suy nghĩ có thể giúp bạn sửa đổi cảm xúc và hành vi của bản thân. Nói cách khác, nếu bạn thay đổi suy nghĩ về chiếc điện thoại của mình, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và ít sử dụng điện thoại hơn.
Tập trung vào thời điểm hiện tại. Chánh niệm, nghệ thuật của sự nhận thức, có thể giúp bạn trở nên tập trung và giúp giảm thiểu niềm thôi thúc sử dụng điện thoại. Cố gắng sống trong hiện tại bằng cách tập trung vào sự việc đang diễn ra, bao gồm suy nghĩ và phản ứng của bản thân
6. Ghi chép và học chủ động
Ở nhà trong thời gian dài như vậy thì thầy cô trường mình cũng đã có kế hoạch dạy online.
Cho nên, khi tự học thì phải niệm chú trong đầu: Một là tự giác học, hai là phải tự giác nhiều lần.Thậm chí, học phải giỏi hơn vì tinh thần được tự do thoải mái nè.
Mình thì vẫn soạn bài trước khi vào nghe bài giảng chính thức, phải ghi chép đầy đủ, chịu khó đặt câu hỏi và trao đổi với thầy cô y như trên lớp. Việc này sẽ giúp kích thích tinh thần học hành của mình đó.
7. Chia nhỏ thời gian học
Ngồi lâu và tập trung quá cũng không hiệu quả đâu các bạn, dễ bị căng thẳng, mệt mỏi lắm đó. Vậy nên, cứ sau 40-45 phút học, các bạn nhớ đứng dậy đi vòng vòng, xuống nhà nói chuyện với ba mẹ hay chơi với em cún khoảng 5-10 phút, sau đó mình lại lên học tiếp.
Để thay cho tiếng trống trường, thì mình sẽ dùng đồng hồ báo thức hẹn giờ các bạn nha.
8. Tổ chức học online cùng bạn bè ( Dạy lại cho mọi người về những gì đã học,…)
Học một mình thì cũng cô đơn lắm, không thể chia sẻ hay bàn luận với ai về những gì mình đã học. Vậy tại sao mình không rủ nhóm bạn thân của mình tổ chức học online cùng nhau nhỉ, kiểu học nhóm vậy á, và mình sẽ thay phiên giảng bài lại cho nhau nghe? Lúc đó, tụi mình vừa ôn lại được bài mà vừa kiểm tra được xem mình đã hiểu hết nội dung bài học chưa nữa.
Nếu thấy tự học một mình quá khó khăn, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè. Lập một nhóm nhỏ từ 3 – 5 người có thể sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn. Với sự giao lưu, chia sẻ, trao đổi tài liệu, thảo luận kiến thức,… sẽ tạo động lực học tập cho bạn hơn rất nhiều. Phương pháp tự học hiệu quả này cũng dành cho những bạn chỉ có thể học tốt khi được người khác giảng dạy.
Xem thêm: Cách học tiếng Anh của người Do Thái hiệu quả như thế nào?
Trên đây là một số phương pháp tự học hiệu quả được chia sẻ bởi Jamo. Bạn có thể thử một hoặc nhiều phương pháp học tập cùng một lúc để xác định cách học phù hợp với bản thân. Chúc bạn nhanh chóng nâng cao việc thành tích học tập và hiểu sâu thêm kiến thức đã học