Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    Bách Khoa Toàn Thư

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    adminBy admin4 Tháng Tư, 2022Không có phản hồi8 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Bài ca ngất ngưởng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Bài thơ đã thể hiện được nhà thơ là một người sống có trách nhiệm với nước, với đời, luôn tự hào về sự có mặt của mình, muốn lưu danh muôn thủa. Qua những vần thơ của tác phẩm Bài ca ngất ngưởng người đọc đã thấy tài năng, con người bản lĩnh và hào hoa của Nguyễn Công Trứ.

    Sau đây là bài Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng đã được Jamo sưu tầm, xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.

    I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

    Trong bài phân tích bài thơ Bài Ca Ngất Ngưởng này, đầu tiên chúng ta nên giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Công Trứ.

    phan-tich-bai-tho-bai-ca-ngat-nguong

    1. Tìm hiểu về tác giả

    Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) là người con của vùng đất học vang danh – Hà Tĩnh.Ngay từ bé, ông đã tỏ rõ khí chất của một con người bản lĩnh, cứng cỏi. Sau khi đỗ đạt vinh quy, ông có hai mươi tám năm phụng sự cho triều đình. Dù chỉ là một vị quan, nhưng Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện tư tưởng, chính kiến của mình chứ không hề nhân nhượng trước bất kì phe phái, thế lực nào trong chốn quan trường. Đối diện với nhiều thăng trầm và dù tính tình phóng khoáng, ngất ngưởng nhưng trước sau như một, Nguyễn Công Trứ vẫn là người hết lòng vì dân, vì nước. Biểu hiện là trong suốt quá trình làm quan hay đến khi lui về sống cuộc sống riêng của mình, ông vẫn rất nhiệt tâm với công cuộc khai khẩn, tu bổ nhà chùa hay dẹp giặc ngoại xâm. Đặc biệt khi về già, ở tuổi bảy mươi, ông vẫn thể hiện khí khái của mình bằng việc tự nguyện xin xông pha ra trận địa để quyết chiến với kẻ thù.

    Về sáng tác thơ văn, đa phần các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ đều viết bằng chữ Nôm nhưng được biểu hiện bằng nhiều thể loại khác nhau: phú, hát nói, thơ Đường luật. Dấu ấn tác giả thể hiện đặc sắc nhất trong các tác phẩm ấy chính là nét phong lưu tài tử và tiết tháo khảng khái của ông.

    Xem thêm: Hướng Dẫn Phân Tích Những Đứa Con Trong Gia Đình

    2. Tìm hiểu về tác phẩm

    Bài ca ngất ngưởng được viết bằng thể loại hát nói. Tác phẩm được đánh giá là một trong những bài thơ xuất sắc của Nguyễn Công Trứ ở thể loại này. Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh có tính dấu mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ, đó là khi ông đã cáo quan về hưu. Bài ca ngất ngưởng được viết để người đọc có dịp nhìn lại hành trình cuộc đời của tác giả.

    phan-tich-bai-ca-ngat-nguong

    II. Hướng dẫn phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng

    1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Ngất ngưởng”

    Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được gợi lên bởi từ “ngất ngưởng”. Từ này mang ý nghĩa gợi tư thế không chắc chắn, dễ bị ngã đổ, chao nghiêng. Trong bài thơ, “ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ diễn tả mang hàm ý nói về tư thế, thái độ sống phóng khoáng, tự do và có phần ngang tàng của ông.

    Qua cảm hứng ấy, có thể thấy phần nào thấy được việc Nguyễn Công Trứ tự nhận thức như thế nào về bản lĩnh, khí khái của mình. Đó cũng nét tính cách mà ông bộc lộ trong suốt quá trình làm quan và kể cả khi đã cáo lui về hưu.

    Nói về cảm hứng chủ đạo là nội dung quan trọng của việc phân tích Bài ca ngất ngưởng.

    bai-ca-ngat-nguong

    Xem thêm: Hướng Dẫn Phân Tích Bài “Thương Vợ” Ngắn Gọn Nhưng Đủ Ý

    2. Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan (sáu câu thơ đầu)

    – “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do “ý của trời đất”, nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời (những việc trong vũ trụ đều thuộc trong phận sự của ta).

    – Trong Nguyễn Công Trứ, quan niệm ấy gắn liền với ý tưởng “tu, tề, trị, bình”, với chí làm trai và chủ nghĩa anh hùng mà ông đeo đuổi với tất cả lòng tin tưởng, lạc quan trong suốt cuộc đời.

    – “Ông Hi Văn…vào lồng”:

    + Hình ảnh ẩn dụ “vào lồng” => diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ => cách nhìn mới mẻ, khác lạ so với nhà Nho đương thời

    + Coi nhập thế là việc làm trói buộc, làm quan sẽ mất tự do, gò bó nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.

    – Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:

    + Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược)

    => Tài năng lỗi lạc, xuất chúng: văn võ song toàn

    + Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên

    => Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn vẻ toàn tài.

    => Sáu câu thơ đầu là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài từ, phóng khoáng,  khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, kiên trì lí tưởng.

    3. Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu (mười câu thơ tiếp theo)

    Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ giới thiệu về sở thích của mình cũng như quan niệm của ông về cách sống ở đời. Đầu tiên, ông thể hiện niềm vui nếu được cưỡi bò đeo đạc ngựa hay đi chùa mà theo sau là gót tiên. Đó đều là những sở thích có phần khác thường, lạ lẫm thậm chí là ngông nghênh. Nhưng dẫu cho “bụt có nực cười”, ông vẫn một mực giữ thái độ “ngất ngưởng” và coi là tôn chỉ của cuộc đời.

    Sau đó, Nguyễn Công Trứ gửi gắm vào những dòng thơ quan niệm sống cụ thể. Ông nói về chuyện “được mất”, đặt mình vào thế đối sánh với thái thượng nhằm nói lên sự bất cần, không màng đến dư luận, đến sự dèm pha của người đời. Ông nói về thú vui ca, tửu, cắc, tùng để tự sự về cảm giác thích thú, vui vẻ trước cuộc sống muôn màu mà ông khám phá. Ông cũng nói về việc sống thoát tục nhưng không phải là Phật, cũng chẳng phải là tiên. Tất cả những điều nói trên nhằm thể hiện một điều, đó là quan niệm mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ.

    4. Quãng đời khi cáo quan về hưu (ba câu cuối )

    + “ Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố , ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật…

    ⇒ khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành.

    + “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”

    ⇒ Tuyên ngôn khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông thường. Đối với ông, ngất ngưởng phải có thực danh và thực tài

    5. Nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong tác phẩm

    – Vận dụng thành công thể hát

    – Giọng điệu thơ hóm hỉnh, trào phúng

    – Sử dụng điển tích, điển cố

    Xem thêm: Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Chính Xác Và Đầy Đủ Nội Dung

    Bài thơ đã khắc họa chân dung của cụ Nguyễn Công Trứ một con người tài ba, lỗi lạc vừa làm trọn phận bề tôi, vừa thỏa chí của bản thân mình. Bài thơ đã góp phần làm cho thể thơ hát nói được thể hiện đúng với cấu trúc, chức năng của mình. Trên đây là những gợi ý một số nội dung cần có trong bài viết để các bạn có một nguồn tư liệu tham khảo và làm đề phân tích Bài ca ngất ngưởng thật tốt nhé!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.