Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Phân Tích Bài Chữ Người Tử Tù Ngắn Gọn, Dễ Hiểu
    Bách Khoa Toàn Thư

    Phân Tích Bài Chữ Người Tử Tù Ngắn Gọn, Dễ Hiểu

    adminBy admin28 Tháng Ba, 2022Updated:4 Tháng Tư, 2022Không có phản hồi12 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nghệ sĩ tài hoa. Người ta thấy dưới ngòi bút của ông lời văn hiện lên đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ. Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù. Hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã được tác giả xuyên suốt trong đoạn trích.

    Jamo gửi đến bạn đọc bài phân tích bài Chữ người tử tù chuẩn nhất dưới đây để giúp bạn nắm bài đầy đủ và chi tiết hơn nhé

    I. Tìm hiểu qua về tác giả, tác phẩm

    1. Sơ lược về tác giả Nguyễn Tuân

    – Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình có cách sống nề nếp và có truyền thống nhà nho.

    phân tích bài Chữ người tử tù

    Nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987)

    – Ông vừa là một nhà văn lớn, vừa là một người nghệ sĩ tài hoa dành cả cuộc đời tìm kiếm cái đẹp.

    – Ông chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng bút ký, tùy bút. 

    Xem thêm: Gợi Ý Phân Tích Đàn Ghi Ta Của Lorca Ngắn Gọn Nhưng Đầy Đủ

    2. Tìm hiểu về tác phẩm

    2.1. Hoàn cảnh sáng tác Chữ người tử tù

    – Tác phẩm được in trong tập Vang bóng một thời, ban đầu được đặt tên là Dòng chữ cuối cùng.

    – Chữ người tử tù nằm trong mạch cảm hứng chung của tập truyện, ngợi ca, khẳng định cái đẹp, tôn vinh những con người mang lối sống đẹp, thanh bạch, cái đẹp luôn là kim chỉ, trung tâm của toàn câu chuyện.

    2.2. Tình huống truyện xẩy ra 

    – Tình huống truyện của Chữ người tử tù: Cuộc gặp gỡ định mệnh của viên quản ngục với Huấn Cao – một con người mang khí chất tài hoa, khí phách hơn người nhưng éo le thay ông cũng là tên tội phạm tử tù của triều đình. => Một tình huống kịch tính, éo le (cả về thời gian, không gian và thân phận của các nhân vật).

    phân tích bài Chữ người tử tù

    Tình huống truyện độc đáo

    II. Hướng dẫn phân tích bài

    2.1. Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm

    –  Hoàn cảnh: Nhân vật Huấn Cao đảm nhiệm vai trò là vị quan coi sóc việc học tại một huyện và được xem như một vị anh hùng thất thế.

    –  Hình ảnh nhân vật Huấn Cao được bộc lộ gián tiếp qua cái nhìn của viên quản ngục và thầy thơ lại:

    + Với viên quản ngục: Huấn Cao là “một ngôi sao …không định”, “một ngôi sao … vũ trụ”.

    + Có biệt tài “bẻ khóa và vượt ngục” => Một người như ông “văn võ toàn tài”.

    => Viên quản ngục vô cùng kính trọng Huấn Cao, tôn sùng Huấn Cao như một bậc hiền nhân.

    – Huấn Cao hiện lên trên ba khía cạnh:

    + Một người nghệ sĩ tài hoa với tài viết thư pháp cực đẹp:

    + Một con người mang nét khí phách hiên ngang, sừng sững của một vị anh hùng cái thế.

    + Đáng trân trọng hơn cả là cái tâm thiên lương trong sáng nơi ông.

    2.2. Phân tích nhân vật viên quản ngục

    –  Hoàn cảnh: Cuộc sống quay quanh giữa chốn đề lao, nơi mà “người ta sống …lừa lọc”, “một đống cặn bã” => nơi mà con người ta dễ bộc lộ ra bản tính độc ác của mình nhất và cũng rất dễ bị nhiễm những sự tàn bạo, ghê sợ nhất.

    Luận điểm 1: Tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục

    – Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng không che giấu “Tôi nghe… rất đẹp đó không?”

    – Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường

    – Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng ngay cả khi bị Huấn Cao coi thường, khinh bỉ:

    + Mong muốn: “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”

    + Sai người đem rượu và đồ nhắm đến cho Huấn Cao vì sợ trong buồng giam lạnh

    + Khép nép bày tỏ: “Biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều”

    + Sau sự tức giận của Huấn Cao, quản ngục vẫn cung kính giữ lễ, giữ sự đối đãi như thế

    – Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giã cõi đời: “Bấy nhiêu… vũ trụ”.

    – Viên quản ngục tái nhợt người đi rồi vô cùng lo lắng, sợ nếu không xin được chữ Huấn Cao sẽ ân hận cả đời.

    -> Đằng sau thân phận một ngục quan thấp bé, tầm thường là tâm hồn một người nghệ sĩ khát khao, say mê cái đẹp, một người dám bất chấp sinh mệnh để bảo lưu gìn giữ cái đẹp.

    => Thái độ và hành động của Quản ngục cho thấy đây là con người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, có thiên lương trong sáng.

    Luận điểm 2: Sự khát khao và trân trọng cái đẹp của viên quản ngục

    – Quản ngục trước kia là người đèn sách bồi đắp “thiên lương” nảy nở tốt đẹp -> ông ta yêu cái đẹp đến say mê.

    – Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.

    – Sự khát khao và niềm trân trọng cái đẹp trong quản ngục mãnh liệt, ông có thể bất chấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn.

    – Biết tính ông Huấn “vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” -> lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”.

    – Cả tư thế và tâm thế khi nhận chữ và lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao đều rất thành kính trước cái đẹp, cái thiên lương, cái khí phách cao cả.

    – Sự khúm núm và cái cúi đầu không thực sự yếu đuối, ủy mị, hèn kém mà nó lại giống như những điểm nhấn càng làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của một tâm hồn thánh thiện.

    -> Chỉ có một người trân trọng cái đẹp đến tột cùng mới có những lo sợ khi không xin được chữ Huấn Cao như vậy thôi.

    => Sở nguyện cao quý cho thấy quản ngục là con người có tâm hồn thuần khiết, biết quý trọng nâng niu cái đẹp.

    Xem thêm: Soạn Bài Chữ Người Tử Tù Siêu Dễ Hiểu

    Luận điểm 3: Viên quản ngục là “một thanh âm trong trẻo”

    – Cảnh cho chữ diễn ra giữa một buồng giam tối tăm và chật hẹp nhưng tất cả trở nên đẹp đẽ thanh cao bởi “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” cùng hai người trao cái đẹp và trân trọng, ngưỡng vọng cái đẹp.

    – Sự “khúm núm, run run” của quản ngục không phải là biểu hiện của sự hèn nhát mà là thái độ ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái tài.

    – Quản ngục đã thoát khỏi vai trò của một người cai quản để trở thành một người trân trọng ngưỡng mộ cái đẹp -> Đồng điệu với Huấn cao

    – Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao với giọt nước mắt rỉ vào kẽ miệng mà nhận mình là kẻ mê muội như một sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

    => Nhận xét chung: Qua những hành động, cách ứng xử của viên quản ngục, ta càng thêm hiểu và trân trọng hơn nhân vật này, từ đó thấm thía một quan niệm nhân sinh sâu sắc: “Trong thẳm sâu mỗi con người đều ẩn chứa một tâm hồn nghệ sĩ biết hướng tới cái đẹp, khát khao ánh sáng cái đẹp bởi vậy mà mỗi chúng ta hãy nhìn sâu vào tâm hồn con người để nắm bắt ánh sáng thiên lương vì có những khi trong môi trường của cái xấu và cái ác, cái đẹp không lụi tàn mà có thể đẩy lùi cái xấu, cái ác và tồn tại một cách thật mạnh mẽ, bền bỉ”.

    2.3. Cảnh tượng có một không hai trong ngục tù

    phân tích bài Chữ người tử tù

    Cảnh cho chữ vô tiền khoáng hậu

    – Cảnh cho chữ được đánh giá là cảnh đắt giá nhất trong tác phẩm, là cảnh “xưa nay chưa từng có”. Mọi thứ xuất hiện trong cái khung cảnh ấy dường như đều đối lập với nhau nhưng lại làm nổi bật tâm ý của tác giả.

    – Thời gian cho chữ vào giữa canh khuya “chỉ còn …vọng gác” – nếu bình thường thì người ta sẽ lựa chọn thời khắc cho chữ lúc trời sáng sủa, đẹp đẽ.

    – Không gian cho chữ chỉ là nơi buồng biệt giam chật chội, dơ bẩn, tối tăm “một buồng tối …phân gián”- trái ngược với cái đẹp hiện hữu (chữ đẹp, tâm hồn đẹp và tỏa sáng).

    -Con người: Huấn Cao cho chữ viên quản ngục lúc chuẩn bị ra pháp trường – người ta lại thường cho chữ khi tâm thế thoải mái, vui vẻ nhất.

    – Vị thế các nhân vật cũng hoàn toàn đảo ngược:

    + Về quyền uy: Kẻ mang trong mình sứ mệnh của uy quyền, của kẻ mạnh (viên quản ngục): lại tỏ ra khúm núm, kính cẩn – kẻ có tội (Huấn Cao): hiên ngang, thoải mái và thả mình trong từng nét chữ.

    + Thái độ: viên quản ngục: khúm núm, run run – Huấn Cao: tĩnh lặng, bình thản.

    + Thân phận: Huấn Cao khuyên ngăn, dạy dỗ viên quản ngục “Ở đây …lương thiện đi”

    => Quản ngục cúi đầu tiếp nhận mọi sự chỉ dạy của Huấn Cao: sự hướng thiện trong con người ông, ông cúi đầu trước cái đẹp, sự tài hoa, trước cái uy nghi, khí phách.=> làm sáng lên nhân cách của viên quản ngục.

    => Quản ngục là một nhân vật mà tác giả Nguyễn Tuân gửi gắm những quan niệm nhân sinh sâu sắc: Mỗi con người dù sống ở bất cứ đâu vẫn luôn chất chứa trong mình một tâm hồn khao khát cái đẹp, cái tinh túy thực sự, luôn chực chờ thứ ánh sáng của sự thiên lương soi tỏ.

    II. Kết luận

    1. Giải thích tại sao nói cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có

    Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.

    Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.

    Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.

    2. Ý nghĩa của cảnh cho chữ

    Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục

    Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.

    Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó  thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.

    3. Giá trị nội dung

     Phân tích bài Chữ người tử tù ta nhận ra những giá trị nhân sinh sâu sắc, sự trân quý cái đẹp, cái hoàn mỹ, sự thiên lương trong mỗi con người. 

    4. Giá trị nghệ thuật

    – Bút pháp lãng mạn, tài hoa: tác giả miêu tả con người trong sự đẹp đẽ, hoàn thiện, hoàn mỹ, tới mức lý tưởng hóa.

    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật và các chi tiết tình huống đối lập: Huấn Cao – viên quản ngục (kẻ tử tù – chúa lao ngục), đối lập trong chính nhân vật viên quản ngục (đường đường là người của triều đình, là chúa lao ngục – trở nên nhỏ bé, kính cẩn trước một kẻ tử tù như Huấn Cao).

    – Ngôn từ chắt lọc, giàu hình ảnh, đa dạng từ Hán Việt tạo nên không khí cổ kính cho tác phẩm.

    Xem thêm: Hướng Dẫn Phân Tích Bài Người Lái Đò Sông Đà đầy đủ

    Qua truyện ngắn Chữ người tử tù người đọc có thể dễ dàng thấy được quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân: cái đẹp gắn với cái thiện và cái tài phải đi liền với cái tâm. Cảnh cho chữ cũng khơi gợi cho con người phải biết trân trọng các giá trị của văn hoá truyền thống, phải biết giữ gìn các truyền thống đang bị mai một dần kia.

    Hy vọng Jamo đã giúp bạn cảm nhận được hết những giá trị tuyệt vời nhất mà tác giả dồn tâm huyết trong từng ngôn từ, câu chữ. Chúc bạn hoàn thành tốt bài tập của mình!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.