Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    Bách Khoa Toàn Thư

    Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích

    adminBy admin4 Tháng Tư, 2022Không có phản hồi10 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế được tác giả Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861. Phân tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc là một trong những dạng bài thường gặp trong chương trình Ngữ Văn lớp 11. Nhằm giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Jamo xin chia sẻ một số gợi ý, mời các bạn cùng tham khảo.

    I. Tóm tắt về tác giả, tác phẩm

    1. Đôi nét về cuộc đời

    Điều đầu tiên cần lưu ý khi phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là cần giới thiệu đôi nét về tác giả. Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là người con của đất Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh), đây là quê mẹ của ông, còn cha ông – ông Nguyễn Đình Huy là người Thừa Thiên Huế. Là người ham học và có tố chất, Nguyễn Đình Chiểu được gia đình quan tâm và tạo điều kiện cho học hành. 

    phan-tich-van-te-nghia-si-Can-Giuoc

    Năm 1833, ông được cha đưa ra Huế để có thêm nhiều điều kiện tốt hơn cho công việc đèn sách, vì chuyên tâm nên ông đã đỗ tú tài vào năm hai mươi mốt tuổi. Sau đó, gia đình ông gặp cơn nguy biến, mẹ ông mất, Nguyễn Đình Chiểu thương mẹ đến nỗi khóc mù cả hai mắt. Về sau, ông đã học nghề bốc thuốc chữa bệnh và trở thành một lương y, một nhà giáo tại quê nhà của mình.

    Xem thêm: Phân Tích Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Chi Tiết Nhất

    2. Tìm hiểu về sự nghiệp văn chương

    Trong sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân sâu đậm bằng một nghệ thuật giàu sức truyền cảm. Dù là các truyện thơ hay trong những bài văn, ông đều nhất quán trong quan niệm sáng tác, đó là dùng văn chương để thể hiện đạo lí và tinh thần chiến đấu cao độ cho sự nghiệp cứu nước. Không chỉ vậy, ông còn đặc biệt quan tâm đến những tính thẩm mĩ và những giá trị thuộc về tinh thần mà các tác phẩm văn chương mang lại. Chính quan niệm sáng tác đó đã tạo nên sự đa dạng, phóng khoáng trong những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

    phan-tich-bai-van-te-nghia-si-can-giuoc

    II. Gợi ý phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

    1. Tìm hiểu về tác phẩm

    Trước khi đi vào phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, chúng ta cần khái quát về hoàn cảnh sáng tác, chủ đề cũng như thể loại của tác phẩm.

    Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và quyết định mở cuộc tấn công xuống Cần Giuộc vào năm 1859. Nhân dân vô cùng căm phẫn và quyết tâm chống giặc. Ở Cần Giuộc, những người nghĩa sĩ đã quả cảm chiến đấu nhưng tiếc thay trong đêm tập kích đồn giặc ngày 16/12/1861, họ đã hi sinh anh dũng. Để bày tỏ niềm tiếc thương và lòng biết ơn sâu sắc, Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài văn tế để đọc tại buổi truy điệu của những người chiến sĩ áo vải can trường, bất khuất.  

    Văn tế là thể loại được viết vào để tưởng nhớ người đã mất, có thể được viết dưới dạng văn vần hoặc là văn xuôi. Một bài văn tế thường có bốn phần:

    Thứ nhất là lung khởi, đây là phần khái quát chung về hoàn cảnh và sự ra đi của con người, bắt đầu bằng “Than ôi”, “Than rằng”, “Thương thay”,…

    Thứ hai là phần thích thực, phần này kể về những công đức, phẩm chất tốt đẹp của người đã khuất ấy.

    Thứ ba là phần ai vãn, thể hiện cảm xúc tiếc thương, đau xót về người đã khuất.

    Cuối cùng là phần kết, đây là những dòng viết bày tỏ niềm tự hào và ca ngợi về sự bất khuất của họ.

    2. Cụ thể hình tượng người nghĩa sĩ trong tác phẩm

    a. Hình tượng người nghĩa sĩ ở cuộc sống thường nhật

    Trước khi trở thành nghĩa sĩ thì những người lính Cần Giuộc chính là những người nông dân. Họ có xuất thân nghèo khổ từ dân ấp, dân lân “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó” và “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”. 

    • Nguồn gốc xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ

    – Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống): “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời

    – Nghệ thuật tương phản: “chưa quen – chỉ biết, vốn quen – chưa biết”.

    => Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau.

    => Những người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ”.

    Thế nhưng, những người nông dân quanh năm vất vả, lam lũ ấy lại có tính tình họ chăm chỉ, lương thiện và chính hoàn cảnh lịch sử dân tộc đã giúp họ phát huy những khả năng tiềm ẩn của bản thân để trở thành những anh hùng dân tộc thực thụ.

    • Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với lòng yêu nước nồng nàn

    – Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ rồi đến trông chờ tin quan – ghét – căm thù – đứng lên chống lại.

    Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường

    Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa”

    Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”

    – Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực

    – Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm. => Họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”

    => Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự lực tự nguyện đứng lên chiến đấu

    Xem thêm: Hướng dẫn soạn Rừng Xà Nu chuẩn theo chương trình sách giáo khoa

    b. Hình tượng người nghĩa sĩ trong chiến đấu

    Khi có thực dân Pháp sang xâm lược, những người nông dân thể hiện rõ tấm lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc.

    Họ thể hiện sự căm thù giặc ngoại xâm bằng cách xung phong xông pha vào trận mạc dù trong lòng canh cánh biết bao nỗi lo. Thế nhưng, họ đã vượt qua hết tất cả những nỗi lo ấy để thể thẳng thắn thể hiện thái độ “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, rồi “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” cho thoả nỗi căm hờn. 

    Từ nhận thức, họ hành động. Họ quyết định “làm quân chiêu mộ”, bản lĩnh “đạp rào”, “xô cửa”, “đâm ngang”, “chém ngược” để tiêu diệt quân thù. Chính vì thế họ đã lập nên những chiến công hiển hách, nào là “đốt xong nhà dạy đạo kia”, nào là “chém rớt đầu quan hai nọ”. Họ lúc này đã trở thành một biểu tượng sừng sững về tinh thần của anh hùng cứu nước.

    hinh-tuong-nguoi-nghia-si-trong-van-te-nghia-si-can-giuoc

    • Tinh thần chiến đấu tuyệt vời:

    – Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

    – Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử => làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ

    – Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”.

    – “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.

    – Sử dụng các động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” => làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.

    => Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

    Tiếc thay, dù chiến đấu quả cảm nhưng cuối cùng họ phải hi sinh, nhưng đó là một sự ra đi vinh quang, bất khuất. Tác giả đã sử dụng cách nói tránh về sự hi sinh của họ: “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây” nhưng dù có nói tránh thế nào thì sự ra đi ấy là một nỗi mất mát vô cùng của gia đình và dân tộc. Hình ảnh của họ xứng đáng lưu dấu trong sử sách nước nhà bằng niềm tự hào, cảm phục to lớn.

    • Người nông dân nghĩa sĩ đáng kính trọng bởi sự hy sinh anh dũng

    – Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành: “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây”: cách nói tránh sự hi sinh của những nghĩa sĩ.

    – Chính họ, những người tự nguyện chiến đấu với những vũ khí thô sơ nay lại hi sinh anh dũng trên chiến trường để lại niềm tiếc thương nhưng tự hào cho người ở lại.

    => Hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ với sự chiến đấu và hy sinh anh dũng xứng đáng đi vào sử sách.

    3. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

    + Nội dung: Tiếng khóc bi thương cho một thời kì lịch sử “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc; ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người nông dân lúc bấy giờ.

    + Đặc sắc nghệ thuật: hình ảnh và giọng điệu xót thương; thủ pháp tương phản và có cấu trúc của thể văn biền ngẫu tạo sự trang trọng cho bài văn tế; ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.

    Xem thêm: Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc đã khép lại nhưng lịch sử dân tộc vẫn được mở ra. Và chúng ta – những người con của đất nước phải nhớ giữ lấy giá trị ngàn đời mà bao thế hệ, bao lớp người từng xây dựng nên giang sơn, gấm vóc của ngày hôm nay. Bằng việc tập trung làm rõ hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Jamo đã phần nào giúp các bạn thể hiện cái nhìn về những phương diện cụ thể của người nông dân áo vải khi phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Mong rằng đây sẽ là nguồn tư liệu hữu ích để các bạn làm tốt bài viết của mình. 

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.