Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Hướng Dẫn Soạn Bài Chữ Người Tử Tù Theo Gợi Ý SGK Dễ Hiểu
    Bách Khoa Toàn Thư

    Hướng Dẫn Soạn Bài Chữ Người Tử Tù Theo Gợi Ý SGK Dễ Hiểu

    adminBy admin28 Tháng Ba, 2022Updated:4 Tháng Tư, 2022Không có phản hồi11 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Chữ người tử tù Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm, Jamo xin gửi tới bạn đọc bài soạn Chữ người tử tù trình bày đầy đủ nội dung gợi ý trong sách giáo khoa.

    I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

    1. Tìm hiểu về tác giả

    – Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho và cách sống nề nếp, tao nhã.

    Soạn bài Chữ người tử tù

    Tác giả Nguyễn Tuân (1910-1987)

    – Ông là nhà văn lớn, là một người nghệ sĩ dành cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp và có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

    – Phong cách sáng tác của ông chủ yếu theo khuynh hướng bút ký, tùy bút.

    Xem thêm: Phân Tích Bài Chữ Người Tử Tù Ngắn Gọn, Dễ Hiểu

    2. Tìm hiểu về tác phẩm

    – Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng được đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là Chữ người tử tù.

    – Chữ người tử tù được đánh giá là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách.

    • Bố cục:

    + Phần 1 (từ đầu … “rồi sẽ liệu“): Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Huấn Cao và thầy quản ngục.

    + Phần 2 (tiếp theo … “trong thiên hạ“): Viên quản ngục mong được Huấn Cao cho chữ.

    + Phần 3 (phần còn lại): Cảnh cho chữ trong ngục.

    II. Hướng dẫn soạn bài chi tiết

    Câu 1: Xây dựng tình huống truyện độc đáo:

    – Hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục là hai bình diện xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Một người là kẻ tử tù còn người kia là quan quản ngục – đại diện cho luật pháp và trật tự xã hội. Tuy nhiên, ở họ có chung tâm hồn nghệ sĩ, đều yêu cái đẹp, đều có tâm hồn thẩm mỹ hướng đến những giá trị tốt đẹp nên họ trở thành tri âm, tri kỷ của nhau.

    Tác giả tạo dựng tình huống truyện đầy éo le khi để hai người gặp nhau giữa chốn ngục tù đầy tối tăm, nhơ bẩn tạo thành cuộc hội ngộ kì lạ mà đáng nhớ.

    – Tác dụng:

    + Làm bật lên vẻ đẹp nhân cách và tài năng của Huấn Cao.

    + Làm sáng lên tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quan quản ngục.

    + Làm rõ hơn chủ đề tác phẩm.

    Câu 2: Vẻ đẹp của Huấn Cao qua phẩm chất:

    Là nhân vật trung tâm của tác phẩm, Huấn Cao hội tụ những nét đẹp rực rỡ nhất và cũng là nơi nhà văn gửi gắm thông điệp nghệ thuật sâu xa của mình. Những điểm sáng ở nhân vật này là: tài hoa – khí phách – thiên lương. Tất cả được chạm khắc qua ngòi bút tài hoa, điêu luyện mà thấm đẫm màu sắc lãng mạn của Nguyễn Tuân.

    * Vẻ đẹp tài hoa

    – Qua lời nói:

    + Của quản ngục với thơ lại: người mà khắp vùng….rất đẹp đó không?

    + Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm

    + Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở đời.

    + Nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người.

    – Qua thái độ và hành động: quản ngục liều chết biệt nhỡn Huấn Cao (nói năng lễ phép, đãi Huấn Cao rượu thịt), từng bước bày tỏ khát vọng xin chữ.

    => Thái độ, lời nói của quản ngục là phép đòn bẩy để Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao. Nét chữ của Huấn Cao đẹp đến nỗi làm người ta có thể đặt cao hơn sinh mạng và danh dự. Nét đẹp trong chữ viết của Huấn Cao là nét đẹp có ý nghĩa lớn với cuộc đời, tồn tại vì con người

    * Vẻ đẹp khí phách

    – Lý tưởng sống cao cả: dám phất cờ dấy binh chống lại triều đình, hi sinh hạnh phúc riêng vì sự nghiệp lớnè đi tù và chịu án tử hình.

    – Tư thế, hành động:

    + Có tài bẻ khóa vượt ngục è vào tù ra tội, từng trài

    + Ung dung, đường hoàng:

    Lúc vừa vào nhà giam: cùng các đồng sự ung dung thúc gông đánh thuỳnh một cái rồi đường hoàng bước vào nhà giam

    -> Tự do, ngông nghênh, kiêu bạc, con người đứng ngoài mọi luật lệ

    Kiêu ngạo, thách thức, coi thường cái chết: Thản nhiên nhận rượu thịt, khinh thường quản ngục (Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.)

    Khinh bạc: tính khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ít chịu cho chữ.

    => Vẻ đẹp của Huấn Cao là vẻ đẹp của khí phách bất khuất, anh hùng. Đó là hình mẫu tiêu biểu đẹp đẽ của bậc hào kiệt “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.

    * Vẻ đẹp thiên lương

    – Thiên lương tự tỏa sáng từ con người Huấn Cao.

    + Tỏ rõ thái độ lạnh lùng, kiêu bạc, thậm chí coi thường những trò “tiểu nhân thị oai” của bọn lính lệ cũng như hành động kì lạ của viên quản ngục.

    + Sau khi hiểu tấm lòng của quản ngục:

    +) “mỉm cười với thầy thơ lại” -> chân thành, cởi mở

    +) “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”

    -> Câu nói vừa thoáng một chút ân hận vì đã đối xử khinh bạc với quản ngục, lại vừa rưng rưng niềm cảm động. Đó là cách ứng xử đầy tôn trọng và trân trọng của một tấm lòng trước một tấm lòng, của một thiên lương trước một thiên lương.

    Là một người tài hoa, độc đáo, sống mạnh mẽ, phóng khoáng vậy mà ông Huấn lại dành cho “kẻ thù” của mình những lời tri ân cảm động như thế, quả là hiếm và đáng quý.

    Nói như Cao Bá Quát: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Cả cuộc đời chỉ cúi đầu trước hoa mai), ở đây, Huấn zCao cũng đã “cúi đầu” trước nhân cách và sở thích cao quý của quản ngục và thơ lại. Cái cúi đầu ấy làm con người trở nên lớn lao hơn, đẹp đẽ, giàu chất nhân văn hơn.

    – Thiên lương có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác

    + Lời khuyên với quản ngục: Ở đây lẫn lộn…mất cái đời lương thiện đi -> Lời khuyên khuyến khích con người hướng thiện

    + Quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao và nói những lời cảm động: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

    -> Bằng chứng rõ nhất về khả năng cảm hóa và làm bừng sáng thiên lương ở người khác của nhân vật Huấn Cao. Điều mà con người này ban tặng cho cuộc đời không chỉ là cái đẹp của nghệ thuật thư pháp mà còn là khả năng cứu rỗi những cuộc đời khác.

    => Huấn Cao là người vừa có tài vừa có tâm, bất khuất trước cái ác cái xấu nhưng mềm lòng trước cái thiện, cái đẹp.

    Xem thêm: Gợi Ý Soạn Bài “Hai Đứa Trẻ” Của Thạch Lam Đầy Đủ

    Câu 3: Phẩm chất của nhân vật viên quản ngục:

    + Là một người làm nghề quản ngục nhưng ông lại có thú vui vô cùng thanh cao, tao nhã là chơi chữ.

    + Là người biết trân trọng người tài và những giá trị con người.

    + Sở nguyện thanh cao của ông là muốn xin chữ của Huấn Cao để treo dù biết nguy hiểm -> một thái độ hiên ngang, bất khuất, coi nhẹ cái chết và tiền bạc.

    + Diễn biến tâm lý nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây là người có nhân cách cao đẹp, đáng ngưỡng mộ, ngợi ca; một “tấm lòng trong thiên hạ” tri âm, tri kỷ.

    + Như một âm thanh trong trẻo đan chen vào giữa một bản đàn mà ở đó tất cả nhạc luật đều xô bồ, hỗn loạn.

    ⇒ Viên quản ngục là người biết giữ “thiên lương” dù trong môi trường khốc liệt, biết trân trọng tài năng, những giá trị, và những người mang tâm hồn nghệ sĩ, cũng yêu cái đẹp và hướng tới chân thiện mỹ.

    Câu 4: Cảnh tượng cho chữ

    – Nguyễn Tuân miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” để làm nổi bật hơn vẻ đẹp trang trọng, vô cùng uy nghi và bất tử về hình tượng Huấn Cao:

    + Việc cho chữ – một hành động nghệ thuật vô cùng thanh cao, tao nhã diễn ra ngay trong một căn buồng chật hẹp, tối tăm, ẩm ướt và hôi hám.

    Soạn bài Chữ người tử tù

    Cảnh tượng cho chữ xưa nay chưa từng có

    + Chính trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, cái đẹp được tỏa sáng, người nghệ sĩ chỉnh chu, nắn nót tô từng nét chữ kia lại không phải người được tự do mà là kẻ tử tù đang bị giam cầm.

    + Hình tượng người tử tù hiện lên uy nghi, cao đẹp.

    + Trật tự bình thường trong nhà tù giờ bị đảo ngược: người tù trở thành người đi ban phát cái đẹp, răn dạy viên quản ngục.

    ⇒ Thể hiện rõ sự chiến thắng của thiện lương, của vầng sáng nghệ thuật chân chính; càng tô đậm thêm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao.

    Câu 5: Nghệ thuật của tác phẩm:

    – Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước => bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn.

    – Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

    – Tạo không khí cổ kính, trang trọng: sử dụng nhiều từ hán việt, từ cổ

    – Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình => sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách và hoàn cảnh.

    III. Kết luận

    1. Giá trị nội dung của bài

    – Tác phẩm ngợi ca cái đẹp, trân quý nhân phẩm tốt đẹp của con người không bị môi trường bào mòn, thay đổi.

    2.  Đặc sắc nghệ thuật

    – Bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa: Miêu tả con người trong sự toàn thiện, toàn mỹ

    + Huấn Cao: Hiện lên sừng sững như một bức tượng đài. Con người này tập trung ở mức đỉnh cao cả ba phẩm chất Nhân – Trí – Dũng.

    + Quản ngục: Sự ngưỡng mộ đối với cái đẹp cũng đạt đến mức kì lạ.

    – Thủ pháp đối lập:

    + Trong xây dựng nhân vật:

    Đối lập giữa Huấn Cao và quản ngục.

    Đối lập trong bản thân nhân vật quản ngục.

    + Trong miêu tả cảnh vật: cảnh cho chữ

    Đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.

    Đối lập giữa cái Thiện, cái Đẹp và cái xấu xa, nhơ bẩn.

    – Ngôn ngữ cổ kính, giàu tính tạo hình:

    + Từ ngữ Hán Việt tạo không khí cổ kính.

    + Nghệ thuật miêu tả giàu tính điện ảnh.

    Xem thêm: Hướng Dẫn Phân Tích Những Đứa Con Trong Gia Đình

    Tác phẩm khép lại nhưng gieo vào lòng người đọc sự vững tin rằng cái Đẹp là vĩnh hằng và bất khả chiến bại, tin rằng “cái Đẹp sẽ cứu vãn thế giới” (Đốt–xtôi–ép–xki). Đằng sau lớp màn sương huyền thoại về những nhân vật lịch sử một thời vang bóng của Chữ người tử tù là bóng dáng của nhà văn. Đó là một tinh thần dân tộc đậm đà kín đáo gửi gắm vào những nhã thú văn hóa thẩm mĩ truyền thống của dân tộc, là thái độ bất hòa với chế độ xã hội đương thời và sự kính trọng những con người tài hoa, khí phách, thiên lương. Đó cũng chính là cái Tâm đáng quý trọng của nhà văn tài hoa độc đáo Nguyễn Tuân.

    Hy vọng Jamo đã giúp các bạn gỡ rối những nội dung chính của tác phẩm và hiểu bài hơn. 

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.