Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Hướng Dẫn Soạn Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Đầy Đủ Nhất
    Bách Khoa Toàn Thư

    Hướng Dẫn Soạn Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Đầy Đủ Nhất

    adminBy admin4 Tháng Tư, 2022Không có phản hồi10 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Hiểu được sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 12 siêu ngắn được Jamo sưu tầm nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.

    I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

    1.  Tìm hiểu về tác giả

    – Nguyễn Thi (1928 – 1968) tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, sinh ra tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

    soan-bai-nhung-dua-con-trong-gia-dinh1

    Tác giả Nguyễn Thi (1928 – 1968)

    – Ông vốn xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cha thì mất sớm, mẹ thì đi bước nữa nên cuộc sống của ông chịu nhiều vất vả, tủi nhục từ nhỏ.

    – Phong cách sáng tác vừa giàu chất trữ tình và vừa đậm chất hiện thực, nhân vật được lấy cảm hứng từ tính cách con người Nam Bộ.

    Xem thêm: Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng Đầy Đủ Nhất Của Nguyễn Công Trứ

    2. Tìm hiểu về tác phẩm

    • Xuất xứ:

    Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi tác giả công tác với tư cách là một nhà văn – chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.

    soan-bai-nhung-dua-con-trong-gia-dinh2

    Tác phẩm Những đứa con trong gia đình

    • Tình huống truyện.

    Đây là câu chuyện của gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Nhân vật này rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường. Anh nhiều lần ngất đi tỉnh lại, tỉnh rồi lại ngất. Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại).

    ⇒ Tình huống truyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện: theo dòng ý thức của nhân vật.

    II. Hướng dẫn soạn bài chi tiết từng câu

    Câu 1: Đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật chủ yêu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật? (Trang 63 – SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    – Truyện “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.

    – Tác dụng:

    + Đối với kết cấu truyện, cách trần thuật này giúp Nguyễn Thi triển khai toàn bộ tác phẩm theo dòng hồi ức đứt gãy của Việt một cách tự nhiên, logic mà không phụ thuộc vào yếu tố truyền thống là trình tự thời gian.

    + Đối với việc khắc họa tính cách nhân vật, cách trần thuật này giúp bộc lộ chân thực, sống động và khách quan tâm lí, tính cách của Việt và các nhân vật khác.

    Câu 2: Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ. Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?

    Truyền thống đấu tranh, chống giặc ngoại xâm đã gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau:

    – Lời chú Năm: “Chuyện gia đình nó cũng dài như sông, để rồi chú chia cho mỗi đửa một khúc mà ghi vào đó”, con là sự tiếp nối cha mẹ nhưng không chỉ là tiếp nối huyết thống mà còn là sự tiếp nối truyền thống. Đồng thời muốn hiểu về những đứa con phải hiểu ngọn nguồn sinh ra nó, phải hiểu về truyền thống gia đình nó.

    + Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong câu hò, trong cuốn sổ).

    + Má Việt cũng là hiện thân của truyền thống ấn tượng sâu đậm nhất ở người phụ nữ này là khả năng ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu.

    – Việt và Chiến là hai đứa con của gia đình đã tự nguyện cầm súng chiến đấu báo thù cho ba mẹ bị giặc Pháp giết hại.

    Câu 3: Phân tích và so sánh tích cách của nhân vật Chiến, Việt để làm rõ sự tiếp nối truyền thống của gia đình của những người con.

    – Điểm chung về tính cách của hai chị em:

    + Sinh ra trong gia đình phải chịu nhiều đau thương, mất mát của ba, má.

    + Tuổi còn nhỏ nhưng đã nuôi dưỡng ý chí lớn lao báo thù cho cha mẹ, và cùng có nguyện vọng là cầm súng đánh giặc.

    + Tình yêu thương và sự bao bọc nhau chính là vẻ đẹp trong tâm hồn ta có thể nhìn thấy ở hai chị em, tranh nhau để được ghi tên đi tòng quân.

    + Hai chị em là những chiến sĩ đầy dũng cảm và gan dạ. Đánh giặc tuyệt nhiên trở thành niềm hạnh phúc của hai chị em.

    – Nét riêng

    *Chiến (hơn Việt 1 tuổi):

    + Tính cách rất người lớn, bỏ ăn để đánh vần hết cuốn sổ gia đình, Chiến học cách nói “trọng trọng” như chú Năm…

    + Tính cách “người lớn” còn thể hiện ở sự nhường nhịn em, có lúc cũng tranh giành một chút như tranh công đi bắt ếch, nhưng thường thì sẽ vẫn nhường em.

    → Nhân vật được xây dựng mang tính cách phù hợp với tâm lí lứa tuổi, đây là nhân vật gợi lên từ hồi tưởng của Việt.

    *Em Việt:

    + Mang dáng điệu ngây ngô, vô tư và hồn nhiên đúng tuổi của một cậu con trai mới lớn.

    + Hay tranh giành với chị.

    + Rất dũng cảm, gan dạ và yêu gia đình (ngay khi còn nhỏ, Việt đã xông vào đá ngay thằng giết cha mình, khi chiến đấu trên chiến trận dù chỉ có một mình vẫn quyết tâm ăn thua với kẻ thù).

    → Nhân vật thể hiện sự thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của Nguyễn Thi, dù còn nhỏ nhưng chững chạc và gan dạ, dũng cảm trước kẻ thù.

    Xem thêm: Phân Tích Tác Phẩm Vợ Nhặt sâu sắc nhất

    Câu 4: Phân tích biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích này.

    Khuynh hướng sử thi trong đoạn trích:

    – Thể hiện qua việc ngợi ca truyền thống của dân tộc và thể hiện trong cả truyền thống của gia đình.

    – Cuốn sổ chính là lịch sử gia đình, qua đó ta nhìn thấy được chặng đường lịch sử của một đất nước, của một dân tộc trong cuộc chiến đấu chống Mĩ.

    – Số phận của các thành viên trong gia đình cũng chính là số phận của người dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

    – Truyện kể về phạm vi gia đình nhưng lại mang sức gợi về Tổ quốc, về dân tộc, chiến đấu bằng sức mạnh nội hàm sinh ra từ đau thương.

    – Mỗi nhân vật đều tự ý thức được trách nhiệm đối với gia đình, Tổ quốc. Nhân vật mang phẩm chất của người anh hùng.

    soan-bai-nhung-dua-con-trong-gia-dinh3

    Nhân dân Nam Bộ tham gia kháng chiến chống Mỹ

    + Gan dạ, dũng cảm, kiên trung.

    + Căm thù giặc bạo tàn.

    + Giàu nghĩa tình với quê hương, thủy chung với cách mạng.

    → Tác phẩm là một bản anh hùng ca về người dân Nam Bộ.

    Câu 5: Đối với anh chị đoạn văn nào cảm động nhất? vì sao?

    Đoạn văn cảm động nhất đó là cảnh hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má chạy qua cánh đồng, gửi sang nhà chú Năm để hai chị em lên đường đi chiến đấu.

    – Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).
    – Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp truyền thống tốt đẹp của gia đình.

    Phần luyện Tập:

    Câu 1 trang 64 – SGK Ngữ văn 12 tập 2: Phân tích đoạn tối thoại giữa chiến và Việt đêm trước ngày nhập ngũ. Tâm lý và tính cách của mỗi nhân vật thể hiện như thế nào qua đoạn đối thoại này? 

    Trả lời:
    – Đoạn đối thoại của Chiến và Việt đêm trước ngày nhập ngũ rất sinh động, thể hiện rõ tính cách và cá tính của từng nhân vật.
    – Hai chị em thể hiện là hai chị em gan góc và chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc.
    =>  Như vậy, chỉ qua đoạn đối thoại của hai chị em trước đêm nhập ngũ ta cũng đã thấy rõ được tính cách của hai nhân vật Chiến – Việt. Cùng thương má, cùng mang mối thù chung của gia đình, cùng quyết tâm giết giặc, nhưng Chiến thì tỏ rõ tính cách, cá tính của người chị, một cô gái mới lớn, còn Việt thì tính cách, cá tính vẫn còn rất “trẻ con”, là cậu con trai vô tư, hồn nhiên

    III. Kết luận và đánh giá

    1. Giá trị nội dung trong bài

    – Truyện viết về những đứa con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân Nam Bộ thấm đẫm tinh thần yêu nước, căm thù giặc và khát khao chiến đấu, son sắt một lòng với cách mạng.

    – Sự gắn bó sâu sắc giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, sự gắn kết giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

    2. Giá trị nghệ thuật được sử dụng

    –  Mang đậm chất sử thi: thể hiện từ đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, đến các chi tiết cuốn sổ, lòng căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, …

    – Ngôn ngữ mộc mạc, rất tự nhiên, giàu hình ảnh và đậm chất Nam Bộ.

    – Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật khách quan, sinh động.

    – Nghệ thuật kể truyện theo mạch hồi tưởng lại của nhân vật Việt tạo sự đặc biệt, nét tự nhiên, không bị phụ thuộc yếu tố thời gian.

    Xem thêm: Soạn Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Siêu Ngắn Theo Gợi Ý SGK

    Hy vọng với những gợi ý soạn bài của Jamo trên đây về tác phẩm Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi đã tổng hợp sẽ là tài liệu ngữ văn lớp 12 bổ ích giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.