Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Hướng Dẫn Soạn Bài Sóng Của Xuân Quỳnh Theo Gợi Ý SGK
    Bách Khoa Toàn Thư

    Hướng Dẫn Soạn Bài Sóng Của Xuân Quỳnh Theo Gợi Ý SGK

    adminBy admin25 Tháng Ba, 2022Không có phản hồi8 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ một khát vọng vừa hồn nhiên, chân thật vừa da diết, sôi nổi về tình yêu mãnh liệt rộng lớn và vĩnh hằng của trái tim người phụ nữ

    Sóng là một bài thơ tình nổi tiếng trong tuyển tập thơ tình của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 12.

    Jamo xin chia sẻ với bạn nội dung chuẩn về cách soạn bài Sóng để bạn chuẩn bị bài tốt nhất khi đến lớp nhé.

    I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả Xuân Quỳnh

    – Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

    – Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

    – Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

    – Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

    – Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.

    – Một số tác phẩm tiêu biểu:

    • Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…
    • Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…

    Xem thêm: Hướng dẫn soạn Tự Tình 2 chuẩn theo SGK

    2. Tác phẩm Sóng

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967. Sóng được viết trong một chuyến đi thực tế của nữ thi sĩ đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Đứng trước bờ biển rộng mênh mông, rộng lớn với những con sóng ào ạt xô vào bờ, trong lòng bà gợi lên nhiều suy tư, trăn trở và cảm xúc, từ đó là nguồn cảm hứng để bà sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

    2. Bố cục: 3 phần

    • Bố cục bài thơ được chia thành 3 phần:

    + 2 khổ thơ đầu: Sự liên kết giữa sóng và tình yêu

    + 4 khổ thơ tiếp: Tình yêu và nỗi nhớ da diết của người con gái trong tình yêu

    + Phần còn lại: Khát vọng tình yêu

    II. Gợi ý soạn theo hướng dẫn các câu hỏi trong sách giáo khoa

    Câu 1:

    –  Âm điệu, nhịp điệu bài thơ được thể hiện nhờ các yếu tố sau:

    + Câu thơ năm chữ xúc tích, ngắn gọn.

    + Nhịp thơ có khi xao xuyến, nhịp nhàng và có khi dồn dập, rộn ràng. Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển.

    + Vần thơ: các khổ thơ liên kết với nhau bằng cách nối vần.

    Câu 2:

    Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng.

    – “sóng” mang nghĩa tả thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Sóng được miêu tả chân thực, sinh động ngoài biển khơi. Sóng có tính cách, tâm trạng, tâm hồn.

    soan-bai-song3

     Hình ảnh sóng nối tiếp từng đợt xô bờ

    – Nghĩa biểu tượng của “sóng”:

    + Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng.

    + Hình tượng sóng được gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sống miên man, vô tận.

    + Là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng để thể hiện một tình yêu sôi nổi, chân thành và dạt dào khát vọng.

    Xem thêm: Phân Tích Chi Tiết Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ theo SGK

    Câu 3:

    – Kết cấu bài thơ: theo kiểu kết cấu song hành, sánh đôi một cách liền mạch trong suy nghĩ và cảm xúc.

    – “Sóng” và “nhân vật trữ tình em” tuy hai mà một với những tương đồng, gắn kết với nhau thể hiện được nỗi lòng tác giả muốn truyền tải, ẩn dụ ý thơ về tâm trạng người con gái khi yêu.

    – Sự tương đồng trong cảm nhận người phụ nữ trong tình yêu và sóng:

    + Sóng nhớ bờ – em nhớ anh: Nỗi nhớ da diết cả đêm lẫn ngày, cả lúc tỉnh táo nhận thức đến khi chìm vào trong mơ thì nỗi nhớ vẫn len lỏi và tồn tại khôn nguôi.

    + Dữ dội – dịu êm – ồn ào – lặng lẽ: Có đầy đủ hết thảy những cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố trong tình yêu có thể bắt gặp ở bất cứ cô gái đang yêu nào. Có lúc giận hờn, ghen tuông, lúc vui vẻ, hạnh phúc, lúc trầm ngâm, yên lặng.

    + Nguồn gốc của sóng vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, ta chỉ nhìn thấy ngọn sóng mà chẳng biết chúng xuất phát nguồn cội từ đâu. Và tình yêu của nhân vật trữ tình “em” cũng thế, chỉ biết yêu là yêu thôi.

    + Con sóng cũng muốn vươn mình ra biển lớn để khám phá thế giới bao la của biển khơi thì người con gái khi yêu cũng muốn mình sẽ chinh phục tình yêu trên cuộc hành trình không giới hạn, vươn mình ra khỏi những tục lệ gò bó, khỏi những rào cản xưa cũ, không chấp nhận sự tù túng, chật hẹp.

    + Sóng luôn vận động không ngừng như tình yêu luôn biến chuyển, luôn trường tồn, hướng đến sự thủy chung, vững bền, dài lâu.

    soan-bai-song2

     Sóng vận động không ngừng

    + Sóng còn là hiện thân của một hiện tượng tự nhiên vĩnh cửu giống như khát vọng tình yêu muôn đời mãnh liệt, người phụ nữ không thể sống thiếu tình yêu, luôn muốn dành cả cuộc đời của mình để tìm và sống với tình yêu đích thực.

    => Hình tượng “sóng” và “em” sánh vai cùng nhau xuyên suốt bài thơ, song kiếm hợp bích hỗ tương cho nhau tạo nên những ý thơ trọn vẹn nhất và cho ta nhận ra trong tình yêu thì cảm xúc nhiều màu sắc vô cùng.

    Câu 4:

    Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

    Trả lời:

    Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng:

    – Lớp nghĩa tả thực: sóng ở đây là những đợt sóng biển miên man vô hạn.

    – Sóng là những hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng, trạng thái, những cung bậc tình cảm, cảm xúc của người phụ nữ đang rạo rực, khao khát yêu thương. Mỗi trạng thái, tâm hồn đều có sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính của sóng.

    III. Tổng kết phần soạn bài Sóng

    1. Ý nghĩa bài thơ Sóng

    Sóng ẩn dụ cho nhân vật trữ tình “em” với những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu, luôn khao khát yêu thương và vươn tìm tình yêu đích thực, trọn vẹn.

    2. Giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài

    Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

    Trả lời:

    Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng:

    – Lớp nghĩa tả thực: sóng ở đây là những đợt sóng biển miên man vô hạn.

    – Sóng là những hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng, trạng thái, những cung bậc tình cảm, cảm xúc của người phụ nữ đang rạo rực, khao khát yêu thương. Mỗi trạng thái, tâm hồn đều có sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính của sóng.

    Xem thêm: Hướng dẫn soạn bài vội vàng của Xuân Diệu

    Nhà thơ Xuân Quỳnh đã mang đến cho chúng ta một bài thơ giàu cảm xúc. Không những thế nó còn mang tính triết lý khi nói về quy luật của tình yêu. Đã yêu là phải nhớ mà đã nhớ thì đến khi mơ vẫn cứ nghĩ là mình còn thức. Với việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật linh hoạt nhà thơ đã thành công trong việc diễn đạt tình yêu.

    Trên đây là hệ thống kiến thức về tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh, bao gồm những kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật,…. Hy vọng những tài liệu ngữ văn lớp 12 này, các em sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.