Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Phân tích bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu
    Bách Khoa Toàn Thư

    Phân tích bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu

    adminBy admin21 Tháng Ba, 2022Không có phản hồi8 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Jamo rất vui khi được chia sẻ với các em tài liệu hướng dẫn soạn bài Từ Ấy của nhà thơ Tố Hữu để có thể trả lời các câu hỏi trong SGK một cách tốt nhất, đồng thời giúp các em hiểu sâu sắc hơn về nội dung tác phẩm và tác giả muốn truyền tải.

    I. Sơ lược về tác giả và tác phẩm

    1. Tác giả Tố Hữu:

    Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông sinh năm 1920 và mất năm 2002. Ông là một người con của vùng cố đô Thừa Thiên – Huế.

    Khác với những nhà thơ cùng thời, phong cách thơ của ông không đi theo đặc điểm của phong trào thơ mới mà thơ văn của ông gắn liền với cách mạng, thể hiện từng chặng đường của cách mạng từ những thời điểm đầy gian khổ đến lúc cách mạng thành công vang dội.

    Ông là một trong số rất ít nhà thơ có những tác phẩm miêu tả một cách chân thực công cuộc đấu tranh giành độc lập của lực lượng cách mạng

    2. Tác phẩm Từ ấy

    a. Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7/1938 khi nhà thơ được kết nạp vào đảng cộng sản, bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ “Từ ấy”

    b. Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ.

    Xem thêm: Bài soạn chi tiết Chiếc Thuyền Ngoài Xa

    II. Hướng dẫn soạn bài Từ ấy

    Câu 1: Phân tích khổ thơ đầu bài Từ ấy

    * Hai câu thơ đầu: Viết theo lối tự sự, đơn giản như kể lại một kỉ niệm khó quên và sâu sắc nhất trong cuộc đời của tác giả.

    – Mốc thời gian “từ ấy”: Là mốc son đầu tiên và chói lọi mở ra một bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.

    – Hình ảnh “bừng nắng hạ” mang đến cảm giác tràn trề sinh lực, mãnh liệt điều ấy có thể đem so với cảm giác hạnh phúc mãnh liệt, niềm sung sướng và say mê đến tột cùng đang trào dâng trong trái tim máu nóng, tuôn trào trong huyết quản của người thanh niên trẻ tuổi trước sự kiện được kết nạp vào Đảng khi mới 18 tuổi tròn.

    – “Mặt trời chân lý” là một hình ảnh mới lạ thể hiện sự sáng tạo của hồn thơ Tố Hữu, nó tỏa ra những ánh sáng rỡ chói lọi của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác Lê-Nin và thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn là chân lý đúng đắn, sánh ngang cùng với mặt trời, là thứ ánh sáng đẹp đẽ đang chan chứa, xuyên thấu tận trong tâm hồn của nhà thơ.

    => Động từ mạnh như “bừng” thể hiện nguồn sáng mạnh và đột ngột, “chói” thể hiện sức lan tỏa xuyên thấu mãnh liệt không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến cả trái tim, xua tan đi màn sương mờ mịt của ý thức hệ tiểu tư sản mang đến một tư tưởng mới, một nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc.

    soan-bai-tu-ay

    Nguồn: Internet

    * Hai câu thơ sau: Chuyển sang bút pháp trữ tình diễn tả cụ thể, trực tiếp niềm hạnh phúc vô bờ đang chan chứa trong tâm hồn của mình.

    – Tâm hồn của tác giả khi bắt gặp ánh sáng cách mạng, lý tưởng Đảng cũng trở nên bừng sáng, tươi vui và tràn ngập sức sống, tựa như vườn hoa được tiếp thêm sinh lực, trở nên có ý nghĩa và tươi đẹp hơn gấp bội lần.

    – Lối thơ vắt dòng bắt nguồn từ thơ ca Pháp, thể hiện cảm xúc tràn trề chan chứa, dường như không thể gói gọn trong một câu thơ riêng lẻ mà buộc phải truyền tải sang câu thơ tiếp.

    Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết soạn bài Tràng Giang theo SGK

    2. Phân tích khổ thơ thứ hai bài Từ ấy

    Nội dung trong khổ 2 này là những nhận thức mới về lẽ sống;

    – Dưới sự ảnh hưởng của chế độ xâm lược, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có xu hướng đề cao cái tôi và chủ nghĩa cá nhân, tách biệt bản thân ra khỏi xã hội. Nhưng khi giác ngộ cách mạng, Tố Hữu lại nhận ra lẽ sống mới chính là sự gắn bó giữa cái tôi cá nhân với mọi người.

    “Tôi buộc lòng tôi với mọi người

    Để tình trang trải ở trăm nơi”

    Từ buộc ở đây không mang nghĩa bắt buộc mà là sự tự nguyện gắn lòng của tác giả với mọi người xung quanh, sống chan hòa với tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, đồng cảm thấu hiểu nhau

    “Để hồn tôi với bao hồn khổ

    Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

    “Hồn khổ” chỉ giai cấp vô sản, những người dân lao động nghèo khổ. Tố Hữu muốn gắn bó bản thân mình với những con người lao động khốn khó trong xã hội. Chính tầng lớp đông đảo này mới tạo nên sức mạnh, “thêm mạnh khối đời” cho Đảng để chống lại bọn xâm lược

    Lẽ sống mà Tố Hữu nhận ra cũng chính là lý tưởng của Đảng: chỉ có sự đoàn kết toàn dân phấn đấu vì một mục tiêu chung là chiến thắng kẻ thù thì mới đem lại chiến thắng cho cách mạng.

    huong-dan-soan-bai-tu-ay

    Nguồn: Internet

    Câu 3: Phân tích khổ thơ cuối  của bài Từ ấy

    Hai câu thơ đầu: Tôi đã là con của vạn nhà, Là em của vạn kiếp phôi pha

    • Tác giả đã khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người
    • Lí tưởng của đảng đã khai sáng tâm hồn con người
    • Tâm hồn được khai sáng, được nuôi dưỡng bởi lí tưởng

    Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu: tác giả khẳng định mình đã là một thành viên mới của đại gia đình nhân dân cần lao

    Cụm từ ” Tôi đã là” đã khẳng định vị trí của ông trong đại gia đình

    Tố Hữu cũng sử dụng những từ mà chỉ trong gia đình dùng với nhau để thể hiện sự thân thiết gắn bó với tầng lớp nhân dân lao động : con của vạn nhà, em của vạn kiếp, anh của vạn đầu em nhỏ.

    tu-ay-to-huu

    Nguồn: Internet

    Hai câu thơ sau: “Là anh của vạn đầu em nhỏ, Không áo cơm, cù bất cù bơ”

    • Tác giả là những người mòn mỏi, gian khổ
    • Say mê hoạt động cách mạng
    • Tha thiết cống hiến đời mình
    • Muốn giúp nước giải phóng dân dân tộc, giải phóng đất nước

    Không chỉ thể hiện niềm gắn bó như anh em một nhà với hàng vạn mảnh đời lao khổ mà ông còn thể hiện sự tình cảm sâu sắc và sự xót với số phận của tầng lớp khổ lao: vạn kiếp phôi pha, vạn em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ.

    Xem thêm: Hướng dẫn soạn bài vội vàng của Xuân Diệu

    Câu 4: Nghệ thuật được sử dụng trong bài

    – Sử dụng nhuyễn nhuyễn linh hoạt các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa và điệp từ

    – Sử dụng hình ảnh đơn giản, quen thuộc dễ đi vào lòng người

    – Giàu nhịp điệu, giọng thơ vô cùng sảng khoái  thể hiện niềm vui của tác giả

    Tóm lại, Từ ấy là cột mốc đánh dấu cuộc đời của Tố Hữu từ đây bước sang một trang mới, lấy lý tưởng cách mạng làm lý tưởng sống của mình. Từ ấy thể hiện niềm vui tột độ và những nhận thức mới mẻ của tác giả khi ông được kết nạp vào Đảng cộng sản.

    III. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài:

    * Giá trị nội dung

    Từ ấy” đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành vô cùng lớn lao của nhà thơ Tố Hữu trên chặng đường Cách mạng. Nó là tiếng reo mừng, sung sướng của một người thanh niên trẻ khi tìm được đường đi cho mình để từ đó, quyết tâm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc, đó là tấm gương để lớp trẻ chúng ta noi theo.

    * Giá trị nghệ thuật

    • Bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang).
    • Các biện pháp tu từ gợi cảm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.
    • Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.
    • Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình mà đậm chất trữ tình chính trị.

    Trên đây là Hướng dẫn soạn bài thơ Từ ấy- Tố Hữu chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. Hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.