Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Hướng dẫn soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập theo nội dung SGK
    Bách Khoa Toàn Thư

    Hướng dẫn soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập theo nội dung SGK

    adminBy admin24 Tháng Ba, 2022Không có phản hồi10 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Bài Tuyên Ngôn Độc Lập thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 12. Tuyên ngôn độc lập này nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về một trong những văn bản quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này của Jamo sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn cũng như soạn bài môn ngữ văn 12 tốt hơn.

    I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

    1.Tác giả Hồ Chí Minh

    1.1. Cuộc đời tác giả

    – Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969) có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước ở Kim Liên – Nam Đàn – tỉnh Nghệ An.

    – Chính sự nuôi dưỡng tinh thần dân tộc yêu nước từ nhỏ nên cuộc đời Bác đã dành trọn cho nước, cho dân. Người là nhà cách mạng lỗi lạc của Việt Nam, Người đã khai sáng đất nước khỏi kiếp nô lệ ngàn năm và mở ra thời kỳ độc lập, tự do cho dân tộc.

    – Ngày 05/06/1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng. Bác trải qua nhiều nước trên thế giới, làm nhiều nghề và thông thạo nhiều thứ tiếng.

    – Ngày 03/02/1930 Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

    – Ngày 28/01/1941 Người quay trở về nước.

    – Ngày 02/09/2945 Người viết và đọc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    – Nhân dân Việt Nam và thế giới đều thương tiếc Bác và đặt tượng đài của Bác ở nhiều nơi để tưởng nhớ Người. Dù Bác đã xa ta nhưng chúng ta vẫn có thể thăm viếng Bác tại Lăng Hồ Chủ Tịch ở Ba Đình, Hà Nội.

    soan-bai-tuyen-ngon-doc-lap-1

     Nguồn Internet

    1.2 Phong cách sáng tác của tác giả Hồ Chí Minh

    – Bác không chỉ là nhà văn chính luận sâu sắc, là nhà thơ uyên thâm mà Bác còn viết truyện và ký đầy hàm xúc và sáng tạo.

    – Phong cách sáng tác đa dạng, cái nhìn đa chiều và tinh thần dân tộc to lớn được Bác chia sẻ trong từng sáng tác của mình. Các tác phẩm đều thể hiện rất rõ tính chiến đấu, tính chân thật trong văn chương và ý thức trách nhiệm của người cầm bút.

    – Các tác phẩm nổi tiếng của Bác: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ký Vừa đi đường vừa kể chuyện, truyện Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Nhật ký trong tù,…

    Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết phân tích Bài Thơ Tự Tình 2 chắc chắn bạn sẽ cần

    2. Tác phẩm Bản Tuyên Ngôn Độc Lập

    2.1 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

    – Thời điểm ra đời bản Tuyên ngôn độc lập là khi phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh và chúng ta đã giành lại chính quyền trên mặt trận cả nước.

    – Ngày 26-04-1945, Bác đã viết bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.

    – Ngày 02-09-1945, trước toàn thể đồng bào, Bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    soan-bai-tuyen-ngon-doc-lap-2

    Nguồn Internet

    2.2 Giá trị nội dung của tác phẩm

    – Khẳng định với thế giới về một đất nước Việt Nam toàn vẹn, độc lập và tự do; nhân dân ta đã thoát khỏi chế độ thực dân, chấm dứt sự kìm kẹp của ách nô lệ.

    – Tác phẩm còn lên án tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn xâm lược của chúng đối với dân tộc Việt Nam.

    – Tình yêu nước mãnh liệt và thương dân vô bờ ở vị cha già kính yêu của dân tộc được thể hiện rõ nét trong từng câu chữ nơi tác phẩm.

    2.3. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

    + Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực

    + Ngôn ngữ vừa hùng hồn, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù vừa chan chứa tình cảm, ngôn ngữ châm biếm sắc sảo

    + Hình ảnh giàu sức gợi cảm.

    Xem thêm: Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà

    II. Hướng dẫn soạn bài Tuyên ngôn theo nội dung SGK

    Câu 1: Phân chia bố cục tác phẩm

    – Phần 1 (Từ đầu => không ai chối cãi được): Cơ sở lý luận của bản Tuyên ngôn độc lập.

    – Phần 2 (Tiếp đó => phải được độc lập): Tố cáo những tội ác giặc đã gây ra và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

    – Phần 3 (đoạn còn lại); Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

    Câu 2: Việc trích dẫn phân tích Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của Pháp có ý nghĩa gì?

    – Với sự mở đầu đầy ẩn ý thể hiện được cái tầm của một nhà lãnh đạo ưu tú,tài ba của Bác.

    – Bác đã lấy chính bản Tuyên ngôn của Pháp, của Mỹ là những nước xâm lược Việt Nam để lập luận một cách sắc bén để chứng minh rằng:

    + Tất cả các dân tộc đều có quyền tự do và bình đẳng như nhau. Đề cao tính nhân đạo, công bằng và tư tưởng tiến bộ.

    + Tăng thêm sức thuyết phục và sự quyết liệt khi đối diện với kẻ thù.

    => Phân tích Tuyên ngôn độc lập ta sẽ thấy từ cơ sở pháp lý tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc để mở rộng ra nói đến nền tự do của các dân tộc bị xâm lăng, đàn áp trên thế giới. Bác đã sử dụng khôn khéo nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” khi dùng chính lý lẽ của bọn xâm lược để đáp trả những luận điệu xảo trá của chúng.

    Câu 3: Hồ Chí Minh đã lật tẩy bộ mặt xảo quyệt, tàn bạo mà thực dân Pháp áp chế lên nhân dân ta với những bằng chứng, lý lẽ khiến chúng không thể chối cãi, bẻ ngang luận điệu xảo trá của chúng.

    Tác giả đã đưa ra luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, chính xác:

    * Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp:

    – Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.

    – Bác đã kể ra năm tội ác về chính trị:

    • Tước đoạt tự do dân chủ.
    • Luật pháp dã man, chính sách chia để trị.
    • Chém giết những chiến sĩ yêu nước của dân ta.
    • Ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân.
    • Đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.

    – Năm tội ác lớn về kinh tế:

    • Bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy.
    • Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
    • Độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
    • Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, dân cày và dân buôn trở nên bần cùng
    • Không cho nhà tư sản của ta góc đầu lên.

    – Về văn hóa – giáo dục:

    • Lập ra nhiều nhà tù hơn trường học.
    • Thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.
    • Tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
    • Trong vòng 5 năm bán nước ta 2 lần cho Nhật.
    • Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.

    soan-bai-tuyen-ngon-doc-lap-3

    Nguồn Internet

    * Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta

    – Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã giành độc lập từ tay Nhật không phải từ tay Pháp.

    – Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

    – Kêu gọi sự ủng hộ của các nước đồng minh: “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.

    Câu 4: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn là phong cách nghệ thuật quen thuộc trong nét văn chính luận của Bác:

    – Ngắn gọn, giản dị mà súc tích: Tóm lược những vấn đề lớn lao của dân tộc nhưng chỉ trong vài mặt giấy.

    – Trong sáng:

    • Trong sáng ở việc dùng từ đặt câu, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của tiếng Việt.
    • Trong sáng về tư tưởng tình cảm. Thái độ rõ ràng, yêu ghét phân minh trên lập trường chính nghĩa.

    – Đanh thép, sắc sảo: Khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc; yêu cầu các nước đồng minh phải công nhận điều đó, lời tuyên bố hùng hồn…

    Xem thêm: Phân tích bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu

    Bổ sung Phần Luyện tập:

    Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục trái tim con người Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay?

    Gợi ý:

    * Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực:

    – Là văn kiện chính trị, chứa đựng những nội dung chính trị, nhưng đây không phải là tác phẩm khô khan, trừu tượng.

    – Có hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lý lẽ sắc bén, những bằng chứng thuyết phục:

    • Nêu ra cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
    • Tiếp đến, Hồ Chí Minh đưa ra cơ sở thực tế của chủ quyền dân tộc Việt Nam: tội ác của thực dân pháp về kinh tế, chính trị, quân sự,…, về công khai hóa, bảo hộ của Pháp

    – Khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền trên đất nước mình.

    – Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố Độc lập:

    • Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết mọi đặc quyền đặc lợi của Pháp trên đất nước ta.
    • Các nước Đồng minh không thể không công nhận chủ quyền độc lập của dân Việt Nam.

    Khẳng định quyền Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do.

    * Tuyên ngôn Độc lập chứa đựng tình cảm nồng nhiệt, tâm huyết của người viết:

    – Lời văn “Tuyên ngôn độc lập” có lúc vang lên chắc chắn, vững chãi khi tác giả trích dẫn những bản tuyên ngôn của nước Mỹ, Pháp.

    – Đau đớn, căm giận khi kể tội giặc Pháp.

    – Sung sướng, tự hào với sức mạnh quật khởi nghĩa của nhân dân khi đứng lên đánh đuổi phát xít Nhật, giành lấy chính quyền.

    – Quyết tâm sắt đá khi nói về sự bảo vệ quyền tự do và độc lập của dân tộc.

     

    Hy vọng với bài soạn dưới đây, các bạn học sinh lớp 12 có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.