Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Hướng Dẫn Soạn Bài Việt Bắc Đầy Đủ Theo SGK Ngữ Văn
    Bách Khoa Toàn Thư

    Hướng Dẫn Soạn Bài Việt Bắc Đầy Đủ Theo SGK Ngữ Văn

    adminBy admin24 Tháng Ba, 2022Không có phản hồi11 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Soạn bài Việt Bắc sẽ cho ta cái nhìn đầy chân thực và lãng mạn trong giai đoạn kháng chiến của dân tộc năm 1954. Tố Hữu khéo léo kết hợp các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất để thổi hồn vào một bài thơ bất hủ nặng trĩu nghĩa tình quân dân thắm thiết. Mỗi câu thơ là sự chắt lọc ngôn từ đỉnh cao và chất chứa hết thảy tình cảm của nhân vật trữ tình – Tố Hữu. Với những nội dung chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ là bước đệm cho bạn nắm bài tốt nhất trên lớp nhé.

    I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả Tố Hữu

    – Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành sinh ra tại Huế.

    – Ông sinh ra trong gia đình nhà nho và có truyền thống thơ ca từ nhỏ.

    – Năm 1996, ông được trao giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

    – Những sáng tác của ông mang đậm giá trị dân tộc, gắn liền với cách mạng, với đất nước và những cuộc kháng chiến trường kỳ.

    – Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn tạo cho người đọc cảm giác dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ.

    – Những tập thơ nổi tiếng để lại tên tuổi Tố Hữu mãi sau này: Tập thơ Từ ấy, Việt Bắc, tập Gió lộng, Ra trận, Một tiếng đờn, Ta với ta,…

    Xem thêm: Gợi ý phân tích bài Việt Bắc của Tố Hữu

    2. Tác phẩm Việt Bắc

    a) Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

    – Bài thơ Việt Bắc được sáng tác sau khi quân và dân ta đã dành chiến thắng trước thực dân Pháp. Lúc đó, Bác Hồ có lệnh dịch chuyển căn cứ quân sự, các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về thủ đô.

    – Chính khoảnh khắc chia xa bịn rịn không nỡ giữa những người chiến sĩ cách mạng với Việt Bắc đã khiến Tố Hữu viết nên những lời thơ đầy thương nhớ trong bài Việt Bắc.

    b) Nội dung tác phẩm

    – Bài thơ thể hiện sự khắc khoải, nhớ thương da diết của tác giả gửi tới Việt Bắc – nơi chất chứa nhiều kỷ niệm.

    – Những tình cảm to lớn và cao cả người đọc thấy được trong bài thơ đó là tình quân dân son sắt một lòng, tình yêu dân tộc, yêu đất nước, yêu thiên nhiên xứ sở.

    -Ta cũng thấu hiểu cho sự hy sinh gian khổ của những người chiến sĩ cách mạng, của nhân dân lao động và biết ơn hơn, thấy tự hào hơn về những thắng lợi mà quân dân ta có được để cố gắng giữ gìn cho ngày sau.

    c) Bố cục

    Gồm 3 phần:

    • Phần 1: 8 câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay đầy lưu luyến.
    • Phần 2. Từ “ Mình đi có nhớ những ngày ” đến “ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa ”: Lời của người ở lại.
    • Phần 3. Còn lại: Lời của người ra đi.

    d) Ý nghĩa nhan đề:

    – Trước hết, Việt Bắc là tên một địa danh cách mạng. Nơi đây được biết đến là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

    – Đồng thời, Việt Bắc cũng là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào nơi đây.

    => Nhan đề đã thể hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà thơ Tố Hữu muốn gửi gắm.

    II. Soạn bài Việt Bắc theo hướng dẫn sách giáo khoa

    Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác và tâm trạng của nhân vật trữ tình

    a) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

    – Bài thơ được ra đời vào tháng 10/1954 sau khi chiến thắng thực dân Pháp.

    – Các chiến sĩ cách mạng dời căn cứ quân sự về thủ đô.

    – Trước sự chia ly bịn rịn giữa kẻ ở – người đi đó, Tố Hữu đã sáng tác ra Việt Bắc.

    b) Các cung bậc cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

    – Tâm trạng nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia ly giữa kẻ ở – người đi.

    – Khung cảnh chia tay nặng trĩu ân tình, đong đầy cảm xúc như cuộc tạm biệt giữa 2 người yêu nhau.

    Xem thêm: Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà

    Câu 2: Soạn Việt Bắc rất cần thể hiện chi tiết nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc

    a. Hồi tưởng về thiên nhiên Việt Bắc.

    Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên mang vẻ đẹp vừa gần gũi, vừa nên thơ quê hương cách mạng.

    – Vẻ đẹp đa dạng theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm nắng chiều trăng khuya… Đặc biệt là “bức tranh tứ bình” của Việt Bắc qua bốn mùa:

    + Mùa đông: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”

    + Mùa xuân: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”

    + Mùa hạ: “Ve kêu rừng phách đổ vàng”

    + Mùa thu: “Rừng thu trăng gọi hoà bình”

    – Thiên nhiên trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn khi có sự gắn bó với con người:

    + Cảnh làng bản ấm cúng:

    “Nhớ từng bản khói cùng sương

    Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

    + Cảnh sinh hoạt kháng chiến ở chiến khu:

    “Nhớ sao lớp học i tờ …

    Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”

    + Cảnh thơ mộng, ân tình:

    “Nhớ gì như nhớ người yêu

    Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”

    + Cảnh sinh hoạt đặc trưng của Việt Bắc:

    “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

    Chày đêm nện cối đều đều suối xa”

    Những câu thơ được sắp xếp xen kẽ, cứ một câu tả cảnh lại có một câu người, thể hiện sự gắn bó giữa cảnh và người.

    soan-bai-viet-bac-day-du-nhat2

     Mùa xuân hoa mơ nở trắng rừng Việt Bắc

     b. Hồi tưởng về con người Việt Bắc

    – Trong hồi tưởng, nhà thơ nhớ đến những con người Việt Bắc, trên cái phông chung của núi rừng. Tác giả nhớ người đi rừng: “Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng”, “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “Nhớ cô em gái hái măng một mình”, và nhớ “tiếng hát ân tình thuỷ chung” của người Việt Bắc.

    – Nhớ đến cuộc sống thanh bình êm ả:

    “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

    Chày đêm nện cối đều đều suối xa”

    – Cuộc sống vất vả, khó khăn trong kháng chiến nhưng chan chứa tình yêu thương:

    “Thương nhau chia củ sắn bùi

    Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”

    Đó là cảnh sinh hoạt bình dị của người dân Việt Bắc. Nét đẹp nhất chính là nghĩa tình và sự đùm bọc, che chở cho cách mạng, hi sinh tất cả vì kháng chiến, dù cuộc sống còn rất khó khăn.

    Câu 3: Khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến và vai trò của Việt Bắc trong kháng chiến

    – Sự đoàn kết, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ sự tự do dân tộc: “miếng cơm chấm muối”, “mối thù nặng vai”.

    soan-bai-viet-bac-day-du-nhat3

    Tình quân dân thắm thiết trong những năm tháng cách mạng

    – Dù cuộc kháng chiến còn dài và chông gai, dù cuộc sống lắm khó khăn, vất vả nhưng người dân Việt Bắc vẫn luôn mang tình lạc quan, sôi nổi vượt qua tất cả: “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”, “tiếng hát ân tình thủy chung”,…

    => Vai trò của Việt Bắc là vô cùng to lớn trong kháng chiến và thắng lợi vẻ vang chúng ta có được trước Pháp có công rất lớn của mảnh đất Việt Bắc anh hùng, viết nên trang sử ca hào hùng dân tộc và là nơi cả nước hướng về với sự tự hào và biết ân sâu sắc.

    Câu 4: Những giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài là gì?

    – Tác giả sử dụng thể thơ lục bát dễ thuộc, dễ nhớ và dễ cảm.

    – Nhiều biện pháp nghệ thuật được tác giả kết hợp hiệu quả như điệp từ, đảo ngữ, từ láy,…

    – Đại từ nhân xưng “mình – ta” thân thiết, gần gũi.

    – Kết hợp hình ảnh tả thực và lãng mạn

    Xem thêm: Hướng dẫn soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập theo nội dung SGK

    Luyện tập

    Câu 1. Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ xưng hô “mình – ta” trong bài thơ.

    – “Mình – ta” là cách xưng hô quen thuộc được dùng trong những bài ca dao đối đáp giao duyên.

    – Tác giả đã vận dụng sáng tạo vào bài thơ “Việt Bắc”. Nếu trong ca dao, “mình – ta” thường để chỉ người con trai và người con gái với tình cảm yêu đương mặn nồng. Thì ở trong Việt Bắc, “mình – ta” dùng để chỉ đồng bào Việt Bắc và chiến sĩ cách mạng với tình quân dân thắm thiết.

    – Cách xưng hô trên cho thấy sự gắn bó giữa người ra đi và người ở lại, tuy hai nhưng là một, giống như một gia đình.

    Câu 2. Chọn trong bài thơ hai đoạn tiêu biểu. Bình giảng một trong hai đoạn.

    Chọn 2 đoạn thơ tiêu biểu là bức tranh tứ bình và Khung cảnh ra trận. Cảm nhận bức tranh tứ bình:

    – Hai câu thơ đầu tiên:

    • “Hoa và người”: nỗi nhớ hướng đến đối tượng cụ thể
    • Đại từ nhân xưng “mình – ta” thể hiện tình yêu thương gắn bó sâu nặng của người đi kẻ ở
    • Điệp từ “ta về” đầu câu bộc lộ nỗi niềm xao xuyến, tâm trạng luyến lưu, vấn vương trong buổi chia tay, khơi gợi về quá khứ.

    – Bức tranh mùa đông:

    • Sử dụng bút pháp chấm phá cổ điển, gợi chứ không tả, màu xanh thẫm của núi rừng mang cảm giác thâm u, lạnh lẽo và có phần khắc nghiệt.
    • Màu đỏ tươi của hoa chuối và màu vàng nhạt của nắng điểm tô trên cái nền xanh thẳm của núi rừng đã phần nào xua tan cái lạnh lẽo thay vào đó là chút cảm giác ấm áp, mang đến hình ảnh Tây Bắc tươi đẹp chứ không quá khắc nghiệt, nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
    • Hình ảnh con người mang tầm vóc mạnh mẽ, chủ động tự tin trong lao động, sẵn sàng chinh phục thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

    – Bức tranh mùa xuân:

    • Sắc trắng của hoa mơ gợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, thanh khiết và đầy hy vọng.
    • Hình ảnh con người trong công việc lao động nhẹ nhàng, nhưng lại tôn lên nét đẹp của sự tài hoa, khéo léo và cần cù.

    – Bức tranh mùa hạ:

    • Mùa hè hiện ra thông qua sự kết hợp giữa sắc vàng và tiếng ve, khiến bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi sự rộn ràng, nhộn nhịp và rực rỡ.
    • Từ “đổ” gợi ra sự chuyển mùa nhanh chóng và đồng loạt của núi rừng Tây Bắc.
    • Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” gợi ra sự thầm lặng trong lao động, hi sinh sinh vì kháng chiến và tình cảm trân trọng, gần gũi yêu thương của Tố Hữu đối với con người Việt Bắc.

    – Bức tranh mùa thu:

    • Hình ảnh vầng trăng gợi ra nhiều ý nghĩa, là những đêm thức trắng cùng trăng chờ giặc, là biểu trưng cho sự ấm no, sum vầy, cũng là biểu tượng cho sự gắn kết, thủy chung.
    • Hình ảnh con người Việt Bắc không còn là hình ảnh trong lao động mà là thông qua tiếng hát để thể hiện nỗi niềm tiếc nuối, ân tình thủy chung phút chia ly.

    III. Tổng kết 

    Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Trên đây là những chia sẻ về cách soạn bài Việt Bắc đầy đủ nhất theo gợi ý từ sách giáo khoa để các bạn tham khảo và nắm bài nhanh nhất.

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.