Bình Ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.
Bài thơ ra đời sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.
Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428)
Trong tài liệu này, Jamo sẽ gợi ý các bạn soạn bình ngô đại cáo phần 1-Tác giả Nguyễn Trãi một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
I. Sơ qua về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi
1. Về cuộc đời:
– Quê quán: Nguyễn Trãi (1380 -1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại – Chí Linh – Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê – Thường Tín – Hà Tây (Hà Nội)
– Xuất thân: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.
+ Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi và đỗ Thái học sinh.
+ Mẹ là Trần Thị Thái, con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
– Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Tiến sĩ và cùng cha làm quan cho nhà Hồ.
– Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta và bắt cha ông là Nguyễn Phi Khanh sang Trung Quốc. Trước cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Trãi đã theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Chính từ cuộc khởi nghĩa này, Nguyễn Trãi trở thành anh hùng dân tộc vì đã giúp Lê Lợi tạo nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc
– Sau khi thắng lợi, Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô và tiếp tục phò tá triều đình, hăm hở xây dựng đất nước. Nhưng cũng từ đây ông bị gian thần ganh ghét và bị nghi oan.
– Năm 1439, ông xin lui về ở ẩn tại Côn Sơn.
– Năm 1440, Nguyễn Trãi được mời ra giúp nước thêm lần nữa.
– Năm 1442, vụ án chấn động lịch sử Lệ Chi Viên xảy ra khiến gia đình ông bị tru di tam tộc.
– Mãi đến năm 1464, ông mới được vua Lê Thánh Tông minh oan.
Đây là bi kịch lớn nhất trong lịch sử dân tộc. Nguyễn Trãi là một công thần, là anh hùng dân tộc trong việc đấu tranh chống quân xâm lược, kiến lập nên nhà Lê, nhưng cuối cùng lại rơi đầu dưới lưỡi gươm của triều đình mà ông đã dành tâm huyết cả đời để xây dựng. Vụ án Lệ Chi Viên thực chất là mâu thuẫn trong nội bộ triều đình phong kiến, nhưng ông lại bị đem ra thí mạng cho cuộc tranh đoạt đó.
Xem thêm: Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2 Dễ Hiểu Nhất
2. Về sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị, tất cả các tác phẩm nảy thể hiện phẩm chất trung quân ái quốc của ông. Nhiều tác phẩm trở thành áng văn bất hủ trong kho tàng văn học dân tộc, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Có thể kể ra một số tác phẩm như: “Bình Ngô dại cáo”, “Dư địa chí “, “Lam Sơn thực lực”, “Phú núi Chí Linh”, “Quốc âm thi tập”, “Ức Trai thi tập”…
Thơ ca của Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân sâu sắc. Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt) tiêu diệt quân tàn bạo hại nước hại dân (trừ bạo), đem lại yên vui, hạnh phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa
Sức mạnh nhân nghĩa là sức mạnh Việt Nam để chiến thắng thù trong giặc ngoài. Đó là “Đại nghĩa” (nghĩa lớn vì nước vì dân), là lòng “chí nhân” (thương người vô hạn)
Lòng căm thù giặc sôi sục, quyết không đội trời chung với quân “cuồng Minh”
Tư tưởng nhân nghĩa của ức Trai luôn luôn gắn liền với lòng “trung hiểu” và niềm “ưu ái” (lo nước, thương dân)
Văn thơ Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thắm thiết đối với thiên nhiên, với với quê hương, gia đình. Ông dành tình yêu lớn đối với cây cỏ hoa lá, trăng nước mây trời, chim muông…
Ông yêu quê hương, gia đình thiết tha
Ông yêu thích và tự hào danh lam thắng cảnh đất nước
Ông sống một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao, khiết tịnh
Nếu thơ ca của Nguyễn Trãi mèm mại, uyển chuyển thì văn chính luận như “Bình Ngô đại cáo” lại rất hùng hồn, giọng điệu đanh thép, lí luận sắc sảo, đúng là tiếng nói của một dân tộc chiến thắng, một đất nước có nền văn hiến lâu đời. Thơ chữ Hán thì hàm súc, tinh luyện, thâm trầm. Thơ chữ Nôm hết mực bình dị mà tài hoa, thiết tha đằm thắm. Thơ thất ngôn xen lục ngôn là một dấu ấn kì lạ của nền thơ chữ Nôm dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nguyễn Trãi đã một bước phá vỡ tan tành luật thơ Đường Luật vốn thâm căn cố đế bao đời.
Nguyễn Trãi đã có những bước đột phá trong cách tân thể loại thất ngôn bát cú Đường luật và mở ra một thời kì phát triển huy hoàng của chữ Nôm, đánh dấu một móc son chói loại của nền thi ca dân tộc.
II. Hướng dẫn soạn Bình Ngô đại cáo phần 1
Tại sao Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời buổi loạn lạc. Nhà Trần bước vào giai đoạn suy vong, Hồ Quý Ly lên ngôi cai trị đất nước. Nhà Minh lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Cha của ông là Nguyễn Phi Khanh cùng cha con Hồ Quý Ly bị bắt về Trung quốc. Trước cảnh nước mất, nha tan. Chính vì vậy mà lòng yêu nước, chí căm thù giặc, dám xả thân cứu nước cứu dân đã được hun đút từ đây, tạo nên người anh hùng lịch sử sau này.
Sau đó, ông theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam sơn, trở thành cánh tay đắc lực bên cạnh Lê Lợi. Cùng Lê Lợi chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng như trận Chi Lăng – Xương Giang. Tạo nên một cuộc khởi nghĩa thành công vang dội, đi vào sử sách, kiến thiết nên triều đại nhà Lê. Đây là thời kỳ đỉnh cao bộc lộ rõ thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao…của Nguyễn Trãi.
Bước vào thời bình, ông mang trong mình niềm khát khao mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, nhưng chưa kịp thực hiện thì cuộc đời của ông rẽ sang một bước ngoặt mới đầy khó khăn và bi kịch: bị ganh ghét, vu oan hãm hại, bị bắt nhốt, rồi được thả ra; sau đó Nguyễn Trãi về ở ẩn, nhưng lại được mời ra giúp nước bởi lòng yêu nước, thương dân luôn cuộn trào trong lòng. Và sau đó chết một cách ai oán bởi vụ án oan Lệ Chi Viên.
Mãi đến hơn 20 năm sau, Nguyễn Trãi mới được vua Lê Thánh Tông minh oan và tìm lại những tác phẩm đã bị tiêu hủy trước đó
Xem thêm: Hướng Dẫn Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên
Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi: Côn Sơn ca, Bạch Đằng hải khẩu, Đại cáo bình Ngô, Cây chuối, Dục Thúy Sơn, Cảnh ngày hè…
+ Côn Sơn ca: khúc ca về bức tranh thiên nhiên tuyệt nhiên, cảnh trí Côn Sơn với tác giả như là người bạn tâm giao. Âm điệu tươi vui, khỏe khoắn, thảnh thơi.
+ Cây chuối: thể hiện cốt cách đa tình người thi sĩ. Một thứ tình yêu nhưng tình yêu cấy chẳng qua chỉ là một chút hương xuân, hương lòng thầm kín.
+ Cảnh ngày hè: thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, lòng thương dân của Nguyễn Trãi…
– Tác phẩm viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập.
– Giới thiệu tác phẩm Quân trung từ mệnh tập:
+ Quân trung từ mệnh tập là tác phẩm tập hợp những thư từ gửi cho tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh. Đây có thể xem như những “văn kiện” ngoại giao, chính trị quan trọng.
+ Tác phẩm có sự kết hợp tuyệt diệu giữa tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy. Phan Huy Chú cho rằng tập văn “có sức mạnh của mười vạn quân”.
Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào?
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ:
– Nỗi đau thế sự, tình yêu thương con người: “Phượng những tiếc cao diều hãy lượn/ Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”…
– Tình yêu, thiên nhiên, quê hương, đất nước: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/ Đêm thanh nguyệt bạc khánh lên lầu”…
– Nghĩa vua tôi, tình cha con sâu nặng: “Quân thân chưa báo lòng, canh cánh/ Tình phụ cơm trời áo cha”.
– Khao khát nhân dân được ấm no, hạnh phúc thể hiện tư tưởng nhân nghĩa: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/ Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
- Hai câu thơ trong bài Thuật hứng (bài 2)
Bụi một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Phẩm chất ý chí của người anh hùng luôn luôn ngời sáng trong chiến đấu chống ngoại xâm cũng như trong đấu tranh chống cường quyền bạo lực vì chân lí với trọn lòng lo nước yêu dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt.
Giá trị về nội dung và nghệ thuật trong thơ văn của Nguyễn Trãi
– Về nội dung văn chương: nội dung chủ đạo trong thơ văn của Nguyễn Trãi là lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
– Nghệ thuật:
+ Dùng nhiều hình ảnh đẹp, mang tính dân tộc.
+ Để lại nhiều tác phẩm xuất sắc cho đời sau ở cả thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm.
+ Đưa nhiều từ thuần Việt vào thơ ca, đặc biệt ông thường sử dụng ca dao, tục ngữ, từ láy…
+ Là người sáng tạo ra thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, tạo nên đặc trưng thơ Tiếng Việt trong thế kỷ 15-16.
+ Là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt.
Xem thêm: Chi tiết bài soạn Hầu Trời – Tản Đà
III. Kết luận
Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự tài ba của dân tộc mà ông còn là nhà thơ, nhà văn chính luận kiệt xuất của nền văn học trung đại Việt Nam với nhiều tác phẩm xuất sắc được viết bằng cả chữ Nôm và chữ Hán.
Nội dung chủ trong các tác phẩm văn chương là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
Nguyễn Trãi đã đóng góp nhiều mặt cho dân tộc: văn học, lịch sử, địa lí.
Đặc biệt, ông có những đóng góp lớn về văn học với ba mảng sáng tác chính: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.