Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2 Dễ Hiểu Nhất
    Bách Khoa Toàn Thư

    Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2 Dễ Hiểu Nhất

    adminBy admin21 Tháng Ba, 2022Updated:31 Tháng Ba, 2022Không có phản hồi10 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc Việt Nam. Trong phần 1, Jamo đã có một bài phân tích chi tiết về tác giả của văn bản Bình Ngô đại cáo: anh hùng lịch sử Nguyễn Trãi.

    Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài soạn Bình Ngô Đại Cáo phần 2 dưới đây nhé.

    I. Kiến thức cơ bản về Bình Ngô Đại Cáo

    1. Sơ lược về hoàn cảnh sáng tác

    Sau 10 năm kháng chiến gian khổ và quyết liệt, tháng 1 năm 1428, nhân dân ta dưới ngọn cờ của Lê Lợi, đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước.Sau chiến thắng, Lê Lợi tổ chức phong thưởng cho tướng lĩnh và chính thức lên ngôi hoàng đế. Nguyễn Trãi thay mặt nhà vua viết Bình Ngô đại cáo (Đại cáo bình Ngô) để tuyên bố cho toàn dân biết rõ công cuộc cứu nước, trải qua nhiều nguy nan đã thắng lợi, từ đây dân tộc bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hòa bình, thống nhất.

    2. Nội dung chính của bài

    Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn, là một bản cáo trạng với lập luận chặt chẽ, xác đáng,dẫn chứng hùng hồn đã tố cáo tội ác mà giặc Minh đã gây ra cho dân tộc ta. Dù chúng bạo ngược, gian ác như thế nào thì cũng phải thua lòng nhân nghĩa. Bởi vì theo lẽ trời thì cường bạo chưa bao giờ chiến thắng.

    Đại cáo bình Ngô cũng kể lại quá trình chinh phạt gian khổ, nằm gai nếm mật của cuộc kháng chiến, và đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố chủ quyền dân tộc, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

    3. Tựa đềcủa bài

    Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại cáo bình Ngô, nghĩa là tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô. Tên Bình Ngô đại cáo là cách đảo lại tựa đề cho ngắn gọn, chứ chưa hẳn là dịch. Chữ Ngô ở đây là cách gọi của người Việt xưa đối với thế lực phong kiến phương bắc, với sắc thái coi khinh. Trong tác phẩm, quân Ngô chính là giặc Minh.

    Xem thêm: Hướng dẫn soạn bài vội vàng của Xuân Diệu

    4. Nghệ thuật chính trong bài

    – Kết cấu: sử dụng linh hoạt kết cấu của thể Cáo

    – Lập luận: tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Lí lẽ luôn gắn liền với dẫn chứng thực tiễn.

    – Bút pháp nghệ thuật: là sự kết hợp giữa bút pháp trữ tình, tự sự và bút pháp anh hùng ca.

    – Hình ảnh giàu sức biểu cảm.

    – Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, điệp từ làm tăng tính hình tượng cho câu văn.

    5. Thể loại được sử dụng – Cáo

    – Bài văn được viết theo thể cáo, thể văn biền ngẫu, thường ra đời nhằm công bố sự kiện trọng đại của quốc gia hoặc sau một cuộc kháng chiến lâu dài. Đây là văn kiện chính luận, không phải lúc nào người ta cũng dùng.

    – Kiểu câu trong văn biển ngẫu: Tứ tự, bát tự, song quan, cách cú, gối hạc.

    6. Bố cục của bài

    Bố cục của Đại cáo bình ngô gồm 4 phần:

    Phần 1 (“Việc nhân nghĩa…chứng cứ còn ghi”): tuyên bố lập trường chính nghĩa của cuộc chiến

    Phần 2 (“Vừa rồi…Ai bảo thần dân chịu được”): lên án, tố cáo tội ác giặc Minh.

    Phần 3 ( “Ta đây…chưa thấy xưa nay”): kể lại quá trình kháng chiến gian khổ.

    Phần 4 (phần còn lại): Tuyên bố độc lập, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.

    II. Hướng dẫn chi tiết soạn Bình ngô đại cáo phần 2

    Đoạn 1: Tuyên bố lập trường chính nghĩa của cuộc chiến

    – Tư tưởng nhân nghĩa:

    Việc nhân dân nghĩa cốt ở yên dân
    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
    Đập lại luận điệu của quân Minh

    Cuộc chiến của ta vì dân -> nội dung khác, cụ thể hơn (liên hệ)

    Giải thích -> chiến đấu vì trừ bạo -> quân Minh, bọn tay sai.

    =>Quan niệm nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là quan niệm đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội phải chăm lo cho dân được sống có hạnh phúc , yên bình .

    – Từ cách độc lập của dân tộc.

    + Biểu hiện: tên đất nước, nền văn hóa riêng, bờ cõi, phong tục, nền chính trị, nhân tài.

    =>Khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia (so với các tác phẩm trước Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ).

    + Giọng văn: Sảng khoái, tự hào.

    + Cách viết: câu văn biền ngẫu “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần … Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ..” -> Bình đẳng, ngang hàng (đế).

    =>Cuộc chiến đấu của ta là chính nghĩa.

    Soạn bình ngô đại cáo phần 2

    Nguồn: Internet

    Xem thêm: Phân tích bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu

    Đoạn 2: Tác giả đã tố cáo những âm mưu, thâm độc của kẻ thù:

    Tác giả vạch trần tội ác của giặc Minh với một trình tự logic :

    – Tác giả chỉ rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh

    + Vạch trần luận điệu “ phù Trần diệt Hồ ” của giặc Minh ( việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần chỉ là một nguyên cớ để giặc Minh thừa cơ gây họa, mượn gió bẻ măng )
    + Âm mưu muốn thôn tính quốc gia ta vốn đã có sẵn, có từ lâu .

    – Tác giả vạch trần những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh

    + Thu thuế khóa nặng nề .
    + Vơ vét sản vật, bắt chim trả
    + Ép người làm những việc nguy khốn ( dòng sống lưng mò ngọc, đãi cát tìm vàng, … ) .

    – Tác giả tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác của giặc.

    + Hủy hoại đời sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội ( nướng dân đen, vùi con đỏ, … )
    + Hủy hoại cả môi trường tự nhiên sống ( Tàn hại cả giống côn trùng nhỏ cây xanh )
    => Đây là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh

    • Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tố giác tội ác kẻ thù:

    – Dùng hình tượng để diễn tả tội ác kẻ thù

    – Liệt kê liên tiếp và hàng loạt tội ác của kẻ thù

    – Giọng văn đầy uất hận, sôi sục đồng thời cũng diễn tả niềm thương cảm, nghẹn ngào

    – Dùng cái vô hạn ( trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn ( tội ác của giặc)

    Đoạn 3: Kể lại quá trình kháng chiến gian khổ.

    * Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

    Buổi đầu của cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn khó khăn:

    – Thiếu nhân tài, thiếu quân lương nghiêm trọng

    – Kẻ thù có lực lượng mạnh và cực kì hung bạo

    Mặc dù vậy nhưng ý chí, lòng quyết tâm, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nghĩa quân Lam Sơn đã từng bước lớn mạnh và giành được nhiều chiến thắng quan trọng.

    Trong đoạn này cũng tập trung khắc họa hình tượng vị tướng Lê Lợi: là người có xuất thân bình thường, nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc, có hoài bão lớn và quyết tâm cao để thực hiện lí tưởng. Nguyễn Trãi đã khắc họa Lê Lợi bằng cảm hứng anh hùng và truyền thống dân tộc.

    soan-binh-ngo-dai-cao-phan-2

    * Tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

    Trận Bồ Đằng sấm chớp vang dậy

    Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

    Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mất vía

    Tây Kinh quân ta chiếm lại

    Đông Đô đất cũ thu về

    Trận Chi Lăng

    Trận Mã An

    …..

    Nghệ thuật của đoạn cáo trạng:

    – Sử dụng bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca

    – Động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung dồn dập, thể hiện khí thế chiến thắng của ta và sự thất bại của địch

    – Câu văn khi dài khi ngắn, biến hóa linh hoạt

    – Phép liệt kê trùng điệp, gợi lên âm thanh giòn giã, hào hùng như sóng triều dâng lớp lớp

    Đoạn 4: Tuyên bố độc lập, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.

    Ở đoạn cuối, giọng văn trở nên nghiêm trang và trịnh trọng hơn với lời tuyên bố độc lập.Bởi vì đây là lời tuyên bố hào hùng và trịnh trọng về nền độc lập, tự do của dân tộc. Cuối cùng hòa bình đã được lặp lại, giang sơn đã thu về một mối

    – Giọng văn hả hê, vui mừng tin tưởng vào hòa bình lâu dài (Giang sơn từ đây đổi mới … Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu).

    – Một loạt các từ tả vũ trụ -> cảm hứng độc lập dân tộc được nâng lên gắn liền với cảm hứng vũ trụ bao la vĩnh hằng. Mặt khác thể hiện ý thức về sự thiêng liêng tôn kính lịch sử.

    Trong lời tuyên bố độc lập và chủ quyền của dân tộc, Bình Ngô đại cáo cũng đồng thời nêu lên bài học lịch sử: Để có được chiến thắng vang dội như vậy là nhờ vào truyền thống ngàn đời “ nhờ trời đất tổ tông khôn thiên ngầm giúp đỡ” và sức mạnh, ý thức tự tôn của dân tộc. Ý nghĩa của bài học lịch sử là nhắc nhở chúng ta luôn nhớ về cội nguồn,nhớ về những công lao dựng nước và giữ nước của lịch sử

    Xem thêm: Hướng dẫn soạn Bình Ngô Đại Cáo phần 1 chi tiết nhất

    III. Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

    – Giá trị nội dung:

    • Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào, niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo cà khí phách hào hùng của dân tộc
    • Đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

    – Giá trị nghệ thuật: 

    • “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi không chỉ là một văn kiện lịch sử mà nó còn là một áng văn chính luận sâu sắc với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình.
    • Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập….

    soan-van-binh-ngo-dai-cao

     

    Trên đây là bào phân tích chi tiết 4 đoạn trong tác phẩm Đại Cáo Bình Ngô của nhà văn Nguyễn Trãi mà các bạn học sinh cần phải nắm khi soạn bài. Hy vọng những chia sẻ này sẽ bổ ích với các bạn!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.