Trong bài hướng dẫn soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Jamo sẽ giúp các em học sinh biết được bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng và thực hành bài luyện tập trong SGK Ngữ Văn 12. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để đạt hiệu quả hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp.
I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm
1. Tìm hiểu về tác giả
– Nguyễn Minh Châu (1930-1989) sinh ra tại Nghệ An.
Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
– Là nhà văn kháng chiến và có những sáng tác trong cả hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ.
– Những tác phẩm nổi tiếng: Cửa sông, Dấu chân ngườilính, Miền cháy, Bến quê,…
Xem thêm: Phân Tích Bài Chữ Người Tử Tù Ngắn Gọn, Dễ Hiểu
2. Tìm hiểu về tác phẩm
– Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ Văn 12 được in lần đầu tiên trong tập Bến quê và sau đó được tác giả lấy làm tên chung cho tập truyện ngắn từ truyện Bức tranh trở đi được in vào năm 1987.
– Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (từ đầu … “chiếc thuyền lới vó đã biết mất“): Hai phát hiện rất quan trọng của Phùng – nhân vật nhiếp ảnh gia.
+ Phần 2 (phần còn lại): Câu chuyện đáng thương của người đàn bà làng chài.
II. Hướng dẫn soạn chiếc thuyền ngoài xa chi tiết
Câu 1 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa độc đáo và tinh tế trên biển:
+ Bức tranh bằng mực tàu, cảm tưởng như vừa khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện, trong khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
+ Đôi mắt người nghệ sĩ tinh tường, nhà nghề mới phát hiện ra được vẻ đẹp của mặt biển mờ sương.
+ Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi được khám phá và sáng tạo, cảm nhận được cái đẹp tuyệt diệu.
+ Sự hài hòa, toàn vẹn, lãng mạn của cuộc đời khi cảm nhận rằng tâm hồn đang được thanh lọc.
Câu 2 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)
* Thái độ của Phùng trước những điều diễn ra ở gia đình hàng chài:
– Phát hiện đầy nghịch lí: bức tranh cảnh bạo lực gia đình đối lập với bức tranh thiên nhiên.
+ Người đàn ông dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà.
+ Người đàn bà cam chịu không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn
+ Đứa con vì thương mẹ nhảy xổ vào đánh trả nhưng bị hai cái tát từ người cha ngã nhào.
+ Người mẹ ôm con vào lòng, buông ra, chắp tay lái lấy vái để rồi ôm con vào, rồi lại buông ra trở về chiếc thuyền.
Chiếc thuyền ngoài xa lung linh, mờ ảo
– Cảm xúc nhân vật Phùng:
+ Kinh ngạc
+ Đứng há hốc mồm ra nhìn trong mấy phút đầu
+ Vứt chiếc máy ảnh xuống đất định chạy nhà tới can ngăn
+ Ngớ ngác, bần thần khi chiếc thuyền đi mất
=> Nghệ sĩ Phùng cay đắng, xót xa nhận ra một cảnh đời ngang trái, bi kịch trong gia đình thuyền chài.
Câu 3 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Câu chuyện về cuộc đời đáng thương của người đàn bà hàng chài ẩn chứa những triết lí sâu sắc về cuộc sống và con người:
– Quan niệm hạnh phúc của con người nhiều khi thật đơn giản, khát vọng hạnh phúc nhỏ bé, giản dị.
– Sự tàn bạo nhiều khi được sinh từ sự nghèo đói, vất vả.
– Nghệ thuật phải gắn với cuộc đời, phải dành ưu tiên trước hết cho con người, góp phần giải phóng con người
– Người nghệ sĩ vì vậy không thể nhìn người, nhìn đời một cách xuôi chiều đơn giản, dễ giải mà phải có cái nhìn đa chiều, trong những mối quan hệ đa dạng phức tạp của cuộc sống.
– Người nghệ sĩ cần phải trung thực, thẳng thắn, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, thực sự quan tâm đến số phận con người.
Xem thêm: Soạn Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Siêu Ngắn Theo Gợi Ý SGK
Câu 4 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Người đàn bà vùng biển:
– Ngoại hình xấu xí, thô kệch
– Cuộc đời: thiếu may mắn, lam lũ, cực khổ
– Tính cách: Cam chịu, nhẫn nhục dù bị chồng bạo hành
– Giàu lòng tự trọng: khi biết hành động vũ phu bị người khách lạ và đứa con biết thì đau đớn, xấu hổ,nhục nhã
– Sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con → Người phụ nữ vị tha, giàu đức hi sinh
*Nhân vật người chồng
– Vốn là anh con trai hiền lành nhưng cuộc sống đã biến anh thành người vũ phu, tàn bạo, ích kỉ
→ Vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của đau khổ
*Chị em Phác
+ Người chị: yếu ớt nhưng can đảm, là điểm tựa của người mẹ, ngăn cản được hành động dại dột của đứa em
+ Phác: thương mẹ nhưng chỉ nhìn được sự độc ác, tàn nhẫn của cha, còn bé nên chưa hiểu lẽ đời
→ Hình ảnh những đứa trẻ sống trong bạo lực
*Nghệ sĩ Phùng
+ Người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm
+ Người lính vào sinh ra tử nên căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng
+ Thấu hiểu, đồng cảm với mọi vui buồn, cay đắng ở đời
→ Người có tâm hồn nghệ sĩ, giàu lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu
Câu 5 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có nét độc đáo:
Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo
+ Tạo ra tình huống truyện đầy bất ngờ: đằng sau cảnh tượng huyền ảo như mơ lại là hình ảnh thô bạo của một gã đàn ông vũ phu. Điều đó khiến Phùng – người nghệ sĩ nhạy cảm thấy lạ lùng và ngạc nhiên.
+ Sau đó, Phùng lại được chứng kiến hình ảnh về những đứa con của người đàn bà làng chài phản ứng trước những hành động hung bạo của người cha đối với mẹ, tâm hồn anh nghệ sĩ đã có những thay đổi về cách nhìn nhận.
+ Qua cuộc trò chuyện ngắn với người đàn bà làng chài thì anh hiểu ra sâu sắc hơn về nguyên nhân thực sự phía sau sự cam chịu của người đàn bà ấy.
– Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu xây dựng tình huống độc đáo ở đó bộc lộ hết mọi mối quan hệ, khả năng về ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những thay đổi bước ngoặt trong hệ tư tưởng, tình cảm.
Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá và phát hiện về đời sống.
Câu 6 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa cần nắm ngôn ngữ người kể chuyện rất độc đáo:
– Thông qua nhân vật Phùng, tác giả tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, độc đáo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật và thuyết phục hơn hẳn.
– Sử dụng ngôn ngữ nhân vật rất phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.
– Ngôn ngữ kể chuyện sáng tạo, linh hoạt.
III. Kết luận
1. Giá trị nội dung của tác phẩm
– Từ cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra đời sống con người trong cả ở những sự kiện bề mặt nhưng khuất lấp trong bề sâu của nó, nhận ra những quy luật tất yếu và cả những ngẫu nhiên, những may rủi đầy bất trắc và khó lường trước của cuộc đời mỗi người.
2. Giá trị nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm
– Cách kể chuyện trần thuật.
– Ngôn từ sáng tạo, linh động.
Xem thêm: Hướng Dẫn Soạn Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Đầy Đủ Nhất
Từ câu chuyện bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người đó là một cách nhìn đa diện, đa chiều phát hiện ra bản chất đằng sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Trên đây Jamo vừa giới thiệu tới bạn đọc Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu ngắn, mong rằng qua đây bạn đọc có thêm thật nhiều kiến thức về môn Ngữ văn 12 nhé.