Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà – Bài soạn dễ hiểu
    Bách Khoa Toàn Thư

    Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà – Bài soạn dễ hiểu

    adminBy admin23 Tháng Ba, 2022Không có phản hồi15 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Người lái đò sông Đà là tác phẩm thuộc sách giáo khoa lớp 12. Trong bài viết này Jamo sẽ hướng dẫn các bạn đọc – hiểu tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, từ đó thấy được phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của tác giả, lời ngợi ca của nhà văn dành cho vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và người lao động giàu ý chí, làm chủ thiên nhiên.

            soan-nguoi-lai-do-song-da-1

    Nguồn Internet

    I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả

    – Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một trong 9 tác giả tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.

    – Là nhà văn tài hoa, giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.

    – Ông có sở trường về tùy bút và ký

    – Tác phẩm của Nguyễn Tuân mang cá tính riêng, độc đáo, phóng khoáng, sự hiểu biết phong phú, cách dùng từ đa dạng và đầy sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.

    – Phong cách sáng tác của tác giả được đánh giá lại bằng một từ “ngông”. Nguyễn Tuân ngông trên sự tài ba, xuất chúng, khí chất hơn người từ ngoài đời sống thực đến đời sống văn chương.

    2. Tác phẩm

    a) Hoàn cảnh ra đời

    – Người lái đò sông Đà là áng văn nổi bật in trong tùy bút sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân.

    – Tác phẩm là sự kết tinh từ chuyến đi của tác giả đi tới vùng cao Tây Bắc xa xôi để tìm chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc và đặc biệt hơn nữa là chất vàng mười đã qua thử lửa ở trong tâm hồn của con người lao động đã chiến đấu trên miền sông núi Tây Bắc hùng vĩ và đầy chất thơ.

    Xem thêm: Phân Tích Chi Tiết Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ theo SGK

    b) Phong cách nghệ thuật

    – Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của ông gói gọn trọng một chữ ngông. Ngông dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn người.

    – Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng, không còn cái ngông nghênh, khinh bạc. Ông tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ – hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường, giọng văn khinh bạc chủ yếu để ném vào kẻ thù dân tộc hay những mặt trái của xã hội.

    => Với phong cách rất riêng của mình, có thể nói Nguyễn Tuân chính là hiện thân của cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương nghệ thuật phải có phong cách độc đáo, mới lạ.

    c) Bố cục

    – Phần 1: Sự hung dữ, hùng vĩ của con sông Đà

    – Phần 2: Cuộc sống của con người lao động trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà

    – Phần 3: Nét đẹp trữ tình, nên thơ của sông Đà

    *Lưu ý: Trong khi soạn văn Người lái đò sông Đà luôn nắm được sơ lược về tác giả, tác phẩm để làm tốt hơn phần mở bài trong các bài văn phân tích.

    II. Hình tượng con sông đà và người lái đò

    2.1. Hình tượng con sông Đà

    – Hình tượng con sông Đà được khắc họa 2 tính cách hoàn toàn trái ngược nhau: hung bạo và trữ tình.

    soan-nguoi-lai-do-song-da-2

    Nguồn Internet

    a) Hình ảnh con sông Đà hung bạo

    Cảnh vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành và ở quãng sông hẹp:

    Có vách đá chẹt dòng sông Đà như một cái yết hầu.

    Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia.

    Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.

    → Tác giả sử dụng nhiều giác quan (thị giác, xúc giác) để cảm nhận.

    Cảnh ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng:

    Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà…

    Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

    → Sử dụng nhiều câu văn ngắn, điệp từ, điệp cấu trúc gợi lên nhịp chuyển động gấp gáp của sóng gió đang phối hợp với nhau, tạo thêm nét hung bạo của sông Đà.

    Cảnh ở quãng Tà Mường Vát:

    Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống dòng sông để chuẩn bị làm móng cầu.

    Nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống bị sặc… những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.

    Nhiều thuyền bè gỗ đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút nước ấy nó lôi tụt xuống.

    → Sử dụng các biện pháp so sánh, liên tưởng, nhân hóa độc đáo gợi lên cảm giác về những mối nguy hiểm của sông Đà.

    Cuộc thủy chiến giữa con sông Đà và người lái đò:

    Một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một.

    Tiếng nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo…rống lên như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

    Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, nó bày thạch trận trên sông: Đám tảng đám hòn, chia làm ba hàng chặng ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa,….

    Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong, lẫm liệt, thách thức chiếc thuyền.

    Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông lái đò lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt.

    Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá…

    → Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, đầy sáng tạo để khắc họa sự hung bạo, dữ dằn trong trận thủy chiến gay go, quyết liệt.

    Sông Đà hiện lên qua ngòi bút của Nguyễn Tuân không phải là con sông vô tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng, không chỉ hung hãn mà nó còn rất xảo huyệt, mưu ma để lừa người lá đò vào thế trận đã bày sẵn và hướng người ta vào cửa tử.

    Hình tượng con sông Đà hiện lên thật kì vĩ, hiểm trở, dữ dội và rất hung bạo… Sông Đà biểu tượng cho sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

    Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết soạn bài Rừng Xà Nu – Nguyễn Trung Thành

    b) Hình ảnh con sông Đà trữ tình

    + Hình dáng: “tuôn dài … như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc”, vẻ đẹp bình dị như “một dải dây thừng” hay lại như “một mái tóc mun… áng tóc trữ tình”,…=> Vẻ đẹp dung dị của hình ảnh người thiếu nữ.nói chung và người thiếu nữ vùng cao Tây Bắc nói riêng.

    + Màu nước sông Đà: mùa xuân thì mang trong mình màu xanh ngọc bích, mùa thu lại lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa => Phải quan sát kỹ lắm và phải tinh tế lắm thì Nguyễn Tuân mới có những áng văn rất thơ, rất thật và rất sáng tạo đến vậy.

    + Dòng sông khoe vẻ gợi cảm: dòng sông Đà êm đềm, thơ mộng, “cảnh hai bờ sông giống như một bờ tiền sử” => Bên cạnh vẻ quyến rũ, nên thơ là nét hoài cổ gợi lại sự quen thuộc, gần gũi xa xưa như Đường thi, như một cố nhân, một tri âm, tri kỷ. Tác giả tìm thấy sự thân thương, thân thuộc một thời bên người bạn cố nhân nơi đất khách này.

    => Bằng cách diễn đạt phong phú, sáng tạo với những câu văn giàu chất thơ, giàu nhạc điệu, cùng việc sử dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ trong bút pháp hiện thực cùng lãng mạn đã hiện lên nàng thiếu nữ sông Đà cuốn hút, thơ mộng giữa núi rừng.

    => Vẻ đẹp sông Đà hay chính là vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, nên thơ như bức phông nền tuyệt đẹp làm nổi bật hình ảnh người lái đò – hình ảnh của người lao động chân chất giữa núi rừng.

    *Trong khi soạn văn Người lái đò sông Đà, chúng ta luôn có những ý chốt, những ý đánh giá và khái quát lại các dẫn chứng đã nêu ra để dễ nắm bài hơn.

    2.2. Hình tượng người lái đò

    – Giới thiệu về người lái đò:

    Tác giả giới thiệu người lái đò sông Đà là người lái ra hoa. Cuộc sống hằng ngày của ông là lèo lái con thuyền vật lộn với dòng sông Đà, chiến đấu với thiên nhiên để dành giật sự sống. Người lái đò hiện lên với ngoại hình độc đáo “tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh khuỳnh” – một sự ví von, miêu tả rất giản dị mà giàu tính gợi hình. Hình ảnh người lái đò sông Đà còn là hiện thân của người lao động khỏe mạnh, vạm vỡ trước thiên nhiên, núi rừng.

    soan-nguoi-lai-do-song-da-3

    Nguồn Internet

    -Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với thiên nhiên hung bạo.

    – Về lai lịch: tác giả xóa mờ xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình để ngợi ca những con người vô danh âm thầm cống hiến: “tay lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, … chất mun”, đó là ngoại hình khỏe khoắn của con người lao động luôn gắn bó với nghề

    – Là người có lòng dũng cảm, tình yêu nghề: “giữ mái chèo, nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái”

    – Có thể liên hệ đến hình ảnh Huấn Cao – người anh hùng trong quan niệm của Nguyễn Tuân trước cách mạng để dẫn dắt sang hình tượng ông lái đò.

    – Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với con thủy quái hung bạo.

    – Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ … những luồng nước”, “sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc … xuống dòng”, …

    – Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba:

    • Ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …” để phá trùng vi thạch trận thứ nhất,
    • Ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật, ông ”“nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …”
    • Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường: sau khi vượt thác nhà đò đốt lửa nướng cơm lam và toàn bàn về chuyện cá anh vũ, cá dầm xanh, …

    – Hình ảnh người lái đò qua những lần vượt thác dữ:

    + “Trên sông Đà ông xuôi ngược trên một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ … những luồng nước” => Cho thấy người lái đò rất từng trải và vô cùng thành thạo trong nghề, cũng như am hiểu mọi thứ trên dòng sông này.

    + “Nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …”=> Hình ảnh người lái đò đầy bản lĩnh, tài ba và mưu trí để chinh phục sự hung hãn của dòng sông. Đó còn là hiện thân của người lao động với cuộc sống vất vả, gian nan nhưng luôn đầy nghị lực và không ngừng phấn đấu, lao động và làm việc.

    + Ông ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, thích việc chinh phục những “con thủy quái”=> Ông không chỉ là người lái đò mà còn là một nghệ sĩ tài hoa thực thụ. Cảnh vượt thác như một góc quay hùng hồn về thiên nhiên và ông là một người nghệ sĩ biểu diễn đầy tâm huyết trên “sân khấu” của riêng mình.

    – Sau cuộc chiến hung hãn trên dòng sông Đà, người lái đò cung có cuộc sống dung dị như bao người lao động núi rừng nơi đây: “đêm ấy nhà ông đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam.. cá tủa ra tràn đầy đồng ruộng” => Ban ngày ông chiến đấu với thiên nhiên dữ dội để sinh tồn, đêm về ông sống cùng thiên nhiên bình yên nơi đại ngàn.

    => Cuộc đời ông lái đò có thể viết lên cả bản thiên anh hùng ca giữa núi non đại ngàn. Hình ảnh người lao động hiện lên bình dị, khỏe khoắn nhưng cao cả, dũng cảm và đầy bản lĩnh trong công việc, trong cuộc sống. Họ là những người nghệ sĩ thực thụ, ngự trị thiên nhiên và làm chủ chính mình. Tác giả đã thực sự tìm được thứ vàng mười quý giá trên mảnh đất núi rừng Tây Bắc hùng vĩ.

    Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết soạn bài Tràng Giang theo SGK

    III. Tổng kết

    3.1. Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà

    Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông tuôn như một áng tóc trữ tình, trong năm, sông Đà có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Dọc hai bên bờ sông Đà có những bãi cỏ xanh non với những đàn hươu non đang gặm cỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, Sông Đà là chuyến đường thủy để các cô lái đò Quỳnh Nhai vận chuyển lương thực cho kháng chiến. Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Trên nền thiên nhiên rộng lớn hình tượng người lái đò người dân lao động đặc điểm thân hình cao to, nước da rám nắng, thông thạo trong nghề nghiệp của mình. Ông nắm chắc các qui luật dòng thác, từng vách đá, luồng nước, cửa sinh, cửa tử. Người lái đò sông Đà trước tiên cần sự kinh nghiệm trong nghề nghiệp và sự dũng cảm, gan dạ, những người lái đò là những con người tài hoa, khiêm tốn trong cuộc sống, họ giúp những con thuyền vượt qua khó khăn từ thiên nhiên và về bến an toàn.

    3.2. Giá trị nội dung

    Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

    3.3. Giá trị nghệ thuật

    Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.

    Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.

    Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo: liên tưởng, tưởng tượng thú vị; so sánh nhân hóa quái dị, mới lạ…

     

    Nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hai hình tượng lớn trong tác phẩm. Đó là thiên nhiên Tây Bắc mà cụ thể là hình tượng con sông Đà mang vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng, và hình ảnh con người lao động Tây Bắc dũng cảm và tài hoa trong lao động. Có thể nói đấy chính là chất vàng thử lửa mà Nguyễn Tuân đã tìm thấy ở Tây Bắc.

    Nếu thấy bài đọc hay và bổ ích, các bạn hãy ủng hộ Jamo để có thêm tư liệu giúp soạn các tác phẩm văn học lớp 12 khác dễ dàng hơn nhé!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.