Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Facebook Twitter Instagram
    Kho Game Miễn Phí Cực Chất
    Trang chủ » Nội dung tóm tắt dễ hiểu Bài Khái Quát Lịch Sử Tiếng Việt
    Bách Khoa Toàn Thư

    Nội dung tóm tắt dễ hiểu Bài Khái Quát Lịch Sử Tiếng Việt

    adminBy admin22 Tháng Ba, 2022Updated:23 Tháng Ba, 2022Không có phản hồi7 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Khái quát lịch sử Tiếng Việt là một bài có nội dung khá dài. Để các em học sinh nắm bắt nhanh nội dung trọng tâm, Jamo xin gửi tới các bạn Nội dung Tóm tắt  bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt trang 33 SGK Ngữ văn lớp 10.

    I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

    Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt , là ngôn ngữ chung trong giao tiếp xã hội sử dụng cho 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam

    Đây cũng là ngôn ngữ chính thức sử dụng trong các hoạt động ngoại giao, giáo dục, hành chính

    1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước

    a. Nguồn gốc tiếng Việt:

    – Nguồn gốc bản địa: Quá trinh phát sinh, phát triển, tồn tại của tiếng Việt song hành với quá trình hình thành, phát triển, tồn tại của dân tộc Việt. Tiếng Việt cũng có nguồn gốc lịch sử lâu đời như lịch sử cộng đồng người Việt

    – Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á

    b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt

    – Có quan hê với dòng Môn – Khmer và tiếng Mường

    – Có quan hệ giao lưu tiếp xúc với tiếng Hán

    => Tiếng Việt ngay từ khi hình thành đã sớm tạo dựng được cơ sở vững chắc để tồn tại và phát triển trước sự xâm lược của người Hán

    Xem thêm: Chi tiết bài soạn Hầu Trời – Tản Đà

    2. Tiếng Việt trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

    Tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán.

    – Chiều hướng chủ đạo: Việt hóa về âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng.

    – Trong quá trình phát triển, tiếng Việt có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau trong khu vực. Nhưng sự tiếp xúc của tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra lâu dài và sâu rộng nhất.

    – Vài thời Bắc thuộc, tiếng Hán đã truyền vào Việt Nam với chính sách đồng hóa, tiếng Việt bị chèn ép.

    nguồn gốc tiếng việt

    – Tiếng Việt và tiếng Hán vốn có sự khác biệt, nhưng trong quá trình tiếp xúc để phát triển mạnh mẽ, nó đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán.

    – Các cách thức vay mượn tiếng Hán:

    + Vay mượn trọn vẹn từ Hán, chỉ Việt hóa âm đọc, giữ nguyên ý nghĩa và kết cấu: VD: tâm, tài, đức, mệnh,…

    + Rút gọn từ Hán: VD: cử nhân: cử (cụ cử); tú tài: tú (cậu tú); ngư phủ, canh nông, tiều phu, mục đồng: ngư – tiều- canh – mục, …

    + Đảo lại vị trí các yếu tố, đổi yếu tố (trong các từ ghép): VD: Từ Hán – Từ Việt

    Thi nhân – Nhà thơ, Văn nhân – Nhà văn

    + Đổi nghĩa hoặc thu hẹp hay mở rộng nghĩa của từ Hán: VD: Thủ đoạn (Hán): cơ mưu, tài lược, công cụ, cách thức => Tiếng Việt: Thủ đoạn- chỉ hành vi mờ ám, độc ác.

    Khúc chiết (Hán): khúc khuỷu, ngoằn ngoèo => Tiếng Việt: diễn đạt gãy gọn, chặt chẽ.

    Đáo để (Hán): đến đáy, đến tận cùng (từ Hán) => Tiếng Việt: đanh đá, quá mức.

    – Chiều hướng chủ đạo của vay mượn là Việt hóa, trước hết là về mặt âm đọc, sau đó là về mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng.

    3. Tiếng Việt dưới thời độc lập tự chủ:

    Trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, tiếng Việt đã phát triển mạnh mẽ nhờ vào việc vay mươn tiếng Hán để cải biên thành tiếng Việt cho riêng dân tộc.

    Dựa vào kí tự chữ Hán, tiếng Việt đã phát triển thêm chữ Nôm nhằm ghi âm lại tiếng Việt vào thế kỉ XIII

    => Khẳng định ưu thế trong sáng tác thơ văn, trở nên tinh tế, trong sáng, uyển chuyển

    Xem thêm:

    Soạn Bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

    Hướng Dẫn Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên

    Soạn Bài Hầu Trời – Tản Đà Đầy Đủ Và Dễ Nhớ Nhất

    Xem thêm: Hướng dẫn soạn bài vội vàng của Xuân Diệu

    4. Tiếng Việt thời kì Pháp thuộc

    – Dưới thời Pháp thuộc, mặc dù chữ hán mất địa vị chính thống, nhưng tiếng Việt vẫn bị chèn ép.

    – Ngôn ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục lúc này chủ yếu là tiếng Pháp.

    – Với sự ra đời của chữ quốc ngữ, việc tiếp nhận ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ – văn hóa phương Tây (chủ yếu là ngôn ngữ – văn hóa Pháp), văn xuôi tiếng Việt hiện đại đã nhanh chóng hình thành và phát triển.

    – Những hoạt động sôi nổi của văn chương, báo chí càng làm cho tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú.

    5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay

    – Chữ quốc ngữ trở thành ngôn ngữ quốc gia, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

    – Cách chuẩn hóa tiếng Việt:

    + Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây (chủ yếu là tiếng Pháp)

    Acide -> axit

    Amibe -> amip

    + Vay mượn thuật ngữ khoa học qua tiếng Trung Quốc:

    Vd: sinh quyển, môi sinh

    +  Đặt thuật ngữ thuần Việt: vùng trời (thay cho không phận), thiếu máu (thay cho bần huyết)

    => Tiếng Việt trải qua hàng ngàn nă phát triển, ngày càng trở nên phong phú, tinh tế, uyển chuyển, có đầy đủ khả năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia

    II. Chữ viết tiếng Việt Xuất hiện như thế nào?

    – Theo truyền thuyết và dã sử: người Việt cổ có thứ chữ Viết trông như “đàn nòng nọc đang bơi”.

    1. Chữ Nôm

    – Xuất hiện cùng với sự du nhập của chữ Hán.

    – Là một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt.

    → Thành quả văn học lớn nhất của người Việt.

    – Nhược điểm: không được chuẩn hoá, muốn đọc chữ Nôm phải thông suốt chữ Hán.

    chữ-nôm

    Tuy nhiên, chữ Nôm vẫn có nhiều khuyết điểm: không đánh vần được, học chữ nào chỉ biết chữ ấy, muốn học chữ Nôm thuận lợi cần phải có một vốn từ chữ Hán

    – Nửa đầu thể kỉ XVII, chữ quốc ngữ xuất hiện khi chữ Pháp xâm nhập vào Việt Nam. Chữ quốc ngữ thời kì đầu chưa phản ánh một cách khoa học cơ cấu ngữ âm tiếng Việt.

    Hai thế kỷ tiếp theo, chữ quốc ngữ được cải tiến và đạt tới hình thức ổn định và hoàn thiện như ngày nay.

    Xem thêm: Chia sẻ 5 giải pháp để đạt kết quả cao trong kì thi cuối kỳ

     2. Chữ quốc ngữ

    – Hình thành từ thế kỉ XVII do các giáo sĩ Phương tây truyền giáo.

    ==> Sự kết hợp và Việt hoá dần chữ viết, chữ viết Tiếng Việt ngày nay là cả một quá trình phát triển lâu dài của dân tộc theo chiều dài lịch sử xã hội Việt Nam.

    – Là thứ chữ ghi âm tiếng Việt dựa vào bộ chữ cái La tinh. Có nhiều ưu điểm như đơn giản, sử dụng chữ cái Latinh, cách viết và cách đọc có sự phù hợp khá cao; thuộc chữ cái →ghép vần →đọc được

    – Lúc đầu chỉ sử dụng hạn chế trong các xứ đạo, dần dần được phổ biến.Sau CM T8: Tiếng Việt giành được vị trí xứng đáng trong mọi hoạt động của đất nước

     

    Với nội dung bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về lịch sử phát triển của Tiếng Việt, chữ viết được hình thành qua thời gian…

    Đây là tất cả nội dung tóm tắt bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt do Jamo gợi ý, chúc các bạn học tốt!

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện

    20 Tháng Tư, 2022

    Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản

    4 Tháng Tư, 2022

    Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất

    4 Tháng Tư, 2022

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • 3 Chuyên Đề Trong Đề Thi Trắc Nghiệm Toán 11 Nào Cũng Xuất Hiện
    • Gợi Ý Soạn Văn Khái Quát Văn Học Việt Nam Đơn Giản
    • Hướng Dẫn Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngất Ngưởng Ngắn Gọn Nhất
    • Gợi Ý Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn, Súc Tích
    • Cảm Nhận Về Bài Thơ “Thương Vợ” Chi Tiết Theo Từng Cặp Câu
    Phản hồi gần đây
      Lưu trữ
      • Tháng Tư 2022
      • Tháng Ba 2022
      • Tháng Tám 2021
      Chuyên mục
      • Bách Khoa Toàn Thư
      • Excel
      • Thủ Thuật
      Meta
      • Đăng nhập
      • RSS bài viết
      • RSS bình luận
      • WordPress.org
      Facebook Twitter Instagram Pinterest
      © 2022 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

      Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.